![]() |
Thu dọn gà bệnh ở Thái Lan. |
450 người khỏe mạnh sẽ tham gia cuộc thử nghiệm văcxin cúm gà của Mỹ. Mục tiêu của giai đoạn I là đánh giá tính an toàn và khả năng kích thích hệ miễn dịch.
Loại văcxin thử nghiệm được phát triển từ một virus cúm gà H5N1 được phân lập từ năm 2004. Giai đoạn một của cuộc thử nghiệm sẽ tập trung vào tính an toàn và khả năng tạo phản ứng miễn dịch của cơ thể người. Số tình nguyện viên có độ tuổi từ 18 đến 64, sống ở các thành phố Rochester, New York, Baltimore và Los Angeles. Nếu thành công, nhóm phát triển văcxin sẽ lên kế hoạch thử nghiệm trên những đối tượng khác như người già và trẻ em.
Loại cúm thông thường mỗi năm làm thiệt mạng khoảng 250.000-500.000 người trên toàn thế giới, song cúm gia cầm còn nguy hiểm hơn nhiều. "Mặc dù số ca bệnh ở người trên thế giới còn lác đác, nó vẫn là mối đe doạ lớn đối với sức khỏe cộng đồng khi virus gây bệnh phát triển khả năng lây nhiễm từ người sang người, tạo ra nguy cơ bùng phát đại dịch trên toàn thế giới", Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), tiến sĩ Anthony Fauci nói.
Người ta chưa thể đánh giá chính xác tỷ lệ tử vong của căn bệnh cúm gà, song những người nhiễm virus thường bị tử vong vì những nguyên nhân khác. Thông thường, con người nhiễm H5N1 trực tiếp từ gia cầm như gà, vịt. Ngỗng, một số loài chim hoang dã và động vật có vú như mèo cũng có thể mang virus.
"Tính đến nay, số ca lây nhiễm từ người sang người vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, giới chuyên môn lo ngại rằng virus có thể tiến hóa thành chủng dễ lây trong cộng đồng người. Nếu điều này xảy ra, một đại dịch trên thế giới là điều khó tránh khỏi", Fauci cho biết.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Ngày Thế giới và Giấc ngủ tại Trung Quốc (24/03/2005)
▪ 7 tuổi, nặng 20 kg - có suy dinh dưỡng không? (24/03/2005)
▪ Tại sao khi sốt, người vừa nóng vừa lạnh? (24/03/2005)
▪ Nên tập thể dục vừa phải (25/03/2005)
▪ Dân ASEAN nghiện thuốc lá nặng (25/03/2005)
▪ Răng miệng mẹ bẩn con dễ sinh non (24/03/2005)
▪ 6 bài thuốc từ cây rau sam (24/03/2005)
▪ Rối loạn ám sợ - chứng bệnh ai cũng có thể mắc (24/03/2005)
▪ Chứng phổi giảm sản gây dị tật ở nhiều cơ quan (24/03/2005)
▪ Tập thể dục: Ít còn hơn không (24/03/2005)