Ít hoóc môn tăng trưởng có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ). Phát hiện này của các nhà khoa học Anh giúp giải thích vì sao một số trẻ thấp bé học hành kém hơn.
![]() |
Dinh dưỡng và môi trường có thể cải thiện sự phát triển trí tuệ của trẻ. |
Thông thường một đứa trẻ bị nhẹ cân lúc chào đời sẽ phát triển chậm hơn và có IQ thấp hơn so với những em có trọng lượng bình thường. Tuy nhiên, vóc người thấp bé do tăng trưởng kém và thiếu dinh dưỡng sau sinh cũng liên quan đến điểm số thấp trong các bài kiểm tra về sự phát triển trí tuệ và thành tích học tập.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Bristol muốn tìm hiểu "thủ phạm" đứng sau mối liên hệ trên và họ quyết định tập trung vào yếu tố tăng trưởng insulin (IGF-I). Các yếu tố tăng trưởng vốn có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất cũng như nội tạng suốt thời niên thiếu. Chúng cũng có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của bộ não.
Trong nghiên cứu, khoảng 550 trẻ làm một bài kiểm tra về trí thông minh, đồng thời được kiểm tra lượng IGF-I trong máu. Kết quả cho thấy, lượng IGF-I cứ tăng 100 nanogram/ml thì chỉ số IQ lại tăng lên 3 điểm.
"Nghiên cứu là bằng chứng sơ khai rằng IGF-I có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ não", trưởng nhóm nghiên cứu David Gunnell nhận định. Luận điểm này cũng được một nghiên cứu mới đây trên 74 trẻ nhẹ cân lúc sinh ủng hộ. Trong đó, người ta điều trị cho trẻ bằng liệu pháp hoóc môn tăng trưởng và sau 2 năm đã cải thiện được đáng kể mức độ tăng trưởng và chỉ số IQ.
"Do lượng IGF-I có thể điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường nên có thể thấy môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thần kinh", Gunnell kết luận.
Phát hiện của Gunnell sẽ được kiểm chứng trong thời gian tới, song theo một số chuyên gia, nếu lượng hoóc môn tăng trường có vai trò thì cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong vô số các yếu tố phức tạp ảnh hưởng tới sự phát triển.
Mỹ Linh (theo BBC)
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)