"Nghe nói phấn hoa có tác dụng chữa bệnh tốt. Xin cho biết có đúng như vậy không?".
Trả lời:
Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian chỉ công nhận hai loại phấn hoa có tác dụng chữa bệnh là phấn hoa thông và phấn hoa cỏ nến:
Phấn hoa cây thông: Tên thuốc là tùng hoàng hay tùng hoa phấn. Vào tháng 4-5, khi hoa thông nở rộ, ngắt lấy nón đực, phơi khô, sàng rây lấy phấn, loại bỏ tạp chất. Đó là một thứ bột nhỏ mịn, màu vàng nhạt, chất nhẹ dễ bay, sờ có cảm giác trơn, không dính tay, không chìm trong nước. Dược liệu có vị ngọt nhạt, không mùi, nhấm thấy béo như dầu, tính ấm, có tác dụng bổ dương, trừ phong, chữa đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Liều dùng: 4-8 g sắc uống.
Dùng ngoài, bột tùng hoàng chữa bỏng, vết thương lở loét, chảy nước vàng.
Phấn hoa cỏ nến: Tên thuốc là bồ hoàng. Đến mùa cỏ nến ra hoa (mùa hạ), khi nhị bắt đầu nứt, cắt lấy những bông đực, phơi khô, lăn xoa nhẹ cho hạt phấn rơi ra (thường hứng qua rây để loại bỏ tạp chất) rồi phơi cho khô kiệt. Dược liệu là bột mịn nhẹ, màu vàng tươi, dễ bay tỏa lan, dính tay nhưng không vón tụ, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa bế kinh, đau ngực, tiểu tiện khó. Nếu sao đen lại là thuốc cầm máu trong trường hợp thổ huyết, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho ra máu. Liều dùng hằng ngày: 5-8 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Bồ hoàng phối hợp với bột lá sen (lượng bằng nhau), uống mỗi lần 8-12 g với nước sắc rễ cây dâu giúp chữa khạc ra máu. Bồ hoàng 5 g, cao ban long 4 g, cam thảo 2 g sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày chữa nôn ra máu, kinh nguyệt quá nhiều. Dùng ngoài, bồ hoàng chữa viêm tai có mủ, ghẻ ngứa.
Ngoài ra, phấn hoa do con ong đi hút mật mang về cũng được dùng làm thuốc bổ chữa suy dinh dưỡng vì có đầy đủ acid amin, chất béo, glucid, vitamin, đường và chất khoáng. Đó là những thỏi nhỏ, hình thoi gọi là “viên phấn hoa”, được sấy khô ở nhiệt độ 40 độ C để diệt men rồi dùng ngay, không phải chế biến. Nhiều người còn trộn phấn hoa với mật ong để dùng.
DS. Hữu Bảo, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)