"Sừng tê giác có trị được bá bệnh như lời đồn đại? Làm thế nào để phân biệt được sừng thật hay sừng giả?".
Trả lời:
Sừng tê giác (Cornu Rhinocerolis) có vị đắng, mặn, tính hàn; tác dụng thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, trấn kinh an thần… Nó được dùng trong trường hợp sốt cao phát cuồng, sốt vàng da, chảy máu cam, ung nhọt. Nhiều nhà chuyên môn lưu ý rằng nếu người bệnh không sốt cao, không phải ôn bệnh (thuộc nhiệt) thì không nên dùng.
Tê giác là loài thú quý, số lượng còn rất ít, người ta lại thêu dệt cái sừng của nó chữa được bá bệnh, thật ra, chỉ có một vài công dụng như chúng tôi nêu trên. Hiện nay, sừng tê giác trên thị trường 99% là giả. Chưa có một chuẩn nào thật chính xác để phân biệt sừng thật hay giả. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, sừng thật có các đặc điểm:
- Hình dáng như khối tam giác đều, có 2 cục u đối xứng. Phần lõm ở gốc vừa phải (đặc ruột) dưới gốc có nhiều vết như da trái mãng cầu.
- Khi mài với nước sừng bị mòn, có màu đục như sữa, mùi tanh.
Vì tính chất chữa bệnh của sừng trâu non giống như sừng tê giác nên từ xưa, các thầy thuốc đã thay thế chót sừng trâu non để chữa bệnh.
Lương y Bàng Cẩm, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc xịt ngừa thai (10/07/2005)
▪ Cơn khóc co thắt ruột ở trẻ sơ sinh (09/07/2005)
▪ Ăn để tránh stress (09/07/2005)
▪ Kháng sinh có chữa được viêm xoang? (09/07/2005)
▪ Cây trúc đào (09/07/2005)
▪ Ho và khó thở (10/07/2005)
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (10/07/2005)
▪ TP HCM chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (09/07/2005)
▪ Chứng gầy bệnh lý (09/07/2005)
▪ Một số bệnh lý đặc thù của nam giới (09/07/2005)