Thành phần chính: an-bu-min, can-xi, phốt-pho, sắt, a-xít ni-tíc, vi-ta-min C, ka-li và một số chất khác. Mùa xuân ăn thân và lá non. Loại cải dầu cần phân biệt với cải thìa dầu.
- Tác dụng: Tan huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Chủ yếu dùng cho bị thương nôn ra máu, kiết lị ra máu, mụn độc, bị độc nhiệt, mưng mủ, viêm tuyến sữa.
- Cách dùng: Ðun chín hoặc ép lấy nước, đun lên hoặc rửa sạch đắp vào chỗ đau.
- Kiêng kị: Sau khi bị sỏi, bị mụn ngứa, người bị đau mắt thì không nên ăn.
- Chữa trị:
1. Tổn thương nôn ra máu: Một cây cải dầu (cả thân). Nấu với nước uống.
2. Ði lị ra máu không ngưng, đau bụng, thao thức: Cải dầu giã nát ép lấy nước 100 ml, mật ong 50 g, trộn đều đun qua uống.
3. Ði ngoài bí, ít máu sau khi sinh con: Cải dầu 500 g rửa sạch, xắt nhỏ, thêm gạo vừa đủ, đun thành cháo ăn.
4. Bị mụn nóng phồng nước: Cải dầu giã nhuyễn, ép lấy nước, mang tiêu, đại hoàng, rỉ gang mỗi thứ bằng nhau. Nghiền tất cả thành bột. Dùng nước cải dầu trộn thành hồ loãng, bôi vào chỗ đau, sau khi khô lại bôi tiếp. Dùng nhiều rất có hiệu quả.
5. Nhiệt độc mưng nhọt, viêm tuyến sữa: Cải dầu, rễ cải củ tròn mỗi thứ 100 g giã nát, dùng lòng trắng trứng gà trộn vào, đắp vào chỗ đau. Có thể dùng chỉ lá cải dầu giã nát đắp vào chỗ đau rồi uống nước ép của nó. Mỗi lần 100 ml, ngày hai, ba lần.
Theo sách "Thức ăn vị thuốc" Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa
|