Văcxin kết hợp không làm 'yếu' hệ miễn dịch
Các Website khác - 10/08/2005
Tiêm chủng là cách bảo vệ trẻ tốt nhất.

Lâu này người ta nghi rằng việc chủng ngừa nhiều bệnh trong một mũi tiêm có thể "vắt kiệt sức" hệ miễn dịch, do đó trẻ không còn sức chống lại các bệnh truyền nhiễm khác. Nghiên cứu của Đan Mạch mới đây khẳng định không có hiện tượng này.

Các nhà khoa học từ Viện Statens Serum ở Copenhagen đã giám sát hơn 800.000 trẻ ra đời từ năm 1990 tới 2001 để kiểm chứng về tác dụng của các loại văcxin tổng hợp như Hib (chống khuẩn Haemophilus type B), DTP (bạch cầu, uốn ván, virus gây bệnh viêm tuỷ xám đã khử hoạt tính), MMR (sởi, quai bị và rubella) và văcxin bại liệt. Nhóm nghiên cứu cũng thống kê số lần trẻ nhập viện vì các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp, viêm phổi do khuẩn và virus, các bệnh truyền nhiễm hệ thần kinh trung ương do virus, bệnh viêm màng não và tiêu chảy trong vòng 5 năm kể từ ngày các bé được tiêm chủng.

Kết quả cho thấy không có dấu hiệu nào chứng tỏ văcxin tổng hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ. Trái lại, họ còn thấy có 15 biểu hiện về khả năng phòng chống một số bệnh khác ngoài các bệnh mục tiêu của văcxin, trưởng nhóm nghiên cứu Anders Hviid khẳng định. Hơn nữa, tổng số văcxin trong một kết hợp (nhiều nhất là 13 bệnh) không liên quan đến nguy cơ nhiễm bệnh.

Chỉ có duy nhất một bất lợi nhỏ từ mũi Hib và bệnh viêm đường hô hấp trên cấp, song nó nằm trong giới hạn cho phép và không liên quan đến thời gian và liều văcxin.

Mỹ Linh (theo BBC)