Quyết định này là lời cảnh cáo gửi đến ngành y tế và các chương trình truyền hình thực tế về quyền riêng tư của bệnh nhân.
Quyền về trách nhiệm bảo hiểm y tế HIPPA 1996 của Mỹ quy định rõ quyền thông tin cá nhân của bệnh nhân khi điều trị tại các cơ sở y tế.
Vì vậy, bà Anita Chenko đã vô cùng sửng sốt khi thấy những hình ảnh hấp hối đau đớn của người chồng quá cố phát trên chương trình truyền hình Dr. Oz’s NY Med. Chồng bà, ông Mark Chenko, bị xe tải chở rác tông năm 2011 và được đưa vào Bệnh viện New York - Presbyterian nhưng không qua khỏi.
Trong đơn kiện, bà Chenko nói rằng dù đoạn ghi hình được phát một năm sau đó đã làm mờ mặt của chồng bà, nhưng giọng nói và mọi thứ khác trong khung cảnh đều rất rõ ràng. Một bệnh nhân khác (cũng trong tình trạng nguy kịch) tại bệnh viện này bị ghi hình không phép tương tự.
Tòa cho biết các chuyên gia y tế khi đó đã yêu cầu ngưng việc ghi hình bệnh nhân, nhưng ban lãnh đạo Bệnh viện New York - Presbyterian vẫn cho tiếp tục. Trước nay, các chương trình truyền hình thực tế thường “xông thẳng” vào bệnh viện ghi hình các ca cấp cứu và chấn thương rồi mới xin phép bệnh nhân sau đó.
Chính quyền cũng nhân cơ hội này để cảnh cáo các bệnh viện và chương trình truyền hình khác. “Các cơ sở y tế không có thẩm quyền yêu cầu các nhân viên truyền thông che đi danh tính của bệnh nhân (sử dụng các công nghệ như làm mờ hay biến đổi giọng nói) mà không được sự cho phép của bệnh nhân” - Văn phòng về quyền công dân (OCR) của Cơ quan Dịch vụ con người và y tế Mỹ khẳng định. OCR là cơ quan giám sát việc thực hiện HIPPA.
“Vụ việc này gửi đi một thông điệp rằng OCR sẽ không cho phép bất cứ cơ sở nào vi phạm quyền riêng tư của bệnh nhân khi cho phép các đoàn truyền hình, tin tức quay phim bệnh nhân mà không xin phép” - giám đốc OCR Jocelyn Samuels nhấn mạnh.
Kenneth, con trai của ông Chenko, cho biết gia đình cảm thấy nhẹ nhõm với quyết định trên. “Chúng tôi biết ơn vì chính quyền đã hành động và nó sẽ có tác động đến các bệnh viện trên toàn quốc” - báo New York Times dẫn lời ông Kenneth. Gia đình ông nộp đơn kiện từ năm 2013, nhưng bị bác bỏ đến khi được Tòa án tối cao New York lật lại vào tháng 4-2016.
Dù Bệnh viện New York - Presbyterian khẳng định không vi phạm HIPPA nhưng vẫn bị buộc phải nộp phạt. Bệnh viện khẳng định họ tham gia chương trình truyền hình với mục đích giáo dục cộng đồng về y tế và cho thấy nỗ lực của đội ngũ y tế trong việc cứu người.
Bên cạnh tiền phạt, bệnh viện này cũng đồng ý cập nhật các chính sách riêng tư, đào tạo thêm cho nhân viên và chịu sự giám sát của chính quyền trong hai năm.
▪ Vụ lừa đảo viễn thông tỷ đô khiến Trung - Đài căng thẳng (23/04/2016)
▪ Nhiều phụ nữ bị IS hành quyết vì từ chối làm nô lệ tình dục (23/04/2016)
▪ Canada đối phó với thuốc giảm đau fentanyl (23/04/2016)
▪ Giải pháp cho cuộc chiến ma túy toàn cầu: Vẫn còn bỏ ngỏ (23/04/2016)
▪ Mitsubishi cúi đầu nhận lỗi vì gian lận dữ liệu 600.000 xe hơi (22/04/2016)
▪ Ladyboy Malaysia phẫu thuật trở lại làm đàn ông (22/04/2016)
▪ Euro 2016: CĐV mua dâm sẽ bị phạt 3.000 bảng Anh (22/04/2016)
▪ Chia rẽ tại LHQ về cuộc chiến chống ma túy (22/04/2016)
▪ Anh điều tra hơn 5.000 vụ tấn công tình dục trong trường học (21/04/2016)
▪ Tiêu hủy cần sa, cư dân “ngất ngư” (21/04/2016)