Tham nhũng - vấn đề chung của cả APEC * Sẽ đẩy mạnh việc cấp thẻ đi lại cho doanh nhân APEC. "Các bộ trưởng thương mại APEC sẽ ra tuyên bố chung sau cuộc gặp ở TPHCM ngày 1-2.6 tới trong đó thúc đẩy kết thúc vòng đàm phán Doha, và ủng hộ việc gia nhập nhanh Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam và Nga" - ông Bùi Hồng Dương - Ban Thư ký APEC, cho biết bên lề cuộc họp của Nhóm Tiếp cận thị trường (MAG) hôm 24.5.
"Nhiệm vụ chủ yếu của hội nghị này là chuẩn bị cho tuyên bố quan trọng của các bộ trưởng thương mại về chương trình nghị sự Doha (DDA). Việt Nam đã làm việc rất tích cực bằng cách đưa ra nhiều đề xuất đúng thời điểm, đúng nhu cầu để các thành viên thảo luận nghiêm túc" - ông Walter Goode (Australia) - trưởng nhóm MAG nói. Ông Bùi Hồng Dương - Trưởng đoàn Việt Nam - cho hay, các đại biểu ủng hộ dự thảo tuyên bố chung của các bộ trưởng thương mại (do Việt Nam soạn thảo) về đẩy nhanh việc kết thúc vòng đàm phán Doha, trong đó có nội dung ủng hộ Việt Nam và Nga gia nhập nhanh WTO. Tại cuộc họp này, phía Australia đề xuất việc xây dựng mạng lưới chuyên gia về tự do hoá thương mại, xây dựng các thoả thuận mẫu, trong đó liệt kê những vấn đề cần làm để có được một thoả thuận tự do thương mại tốt và xây dựng hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ các cuộc đàm phán thương mại. Ông Vincent McMahon - trưởng nhóm chuyên gia về đi lại của doanh nhân APEC (IEGBM) - cho biết, sắp tới APEC sẽ tập trung triển khai 3 nội dung lớn là kiểm soát biên giới, chia sẻ thông tin dữ liệu và nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc đi lại trong khu vực của doanh nhân, đồng thời đảm bảo an ninh khu vực khi nguy cơ khủng bố ngày càng cao. Ông McMahon cho biết, hiện 12.500 thẻ đi lại doanh nhân APEC đã được 17 nền kinh tế thành viên cấp cho công dân của mình. Tham nhũng - mối đe doạ nguy hiểm Chống tham nhũng và quản trị tốt cũng là một nội dung được nhiều người quan tâm trong ngày làm việc thứ ba hôm 24.5. Ông Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC cho biết, các đại biểu đánh giá tham nhũng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại hầu hết các nền kinh tế thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển. Các đại biểu cảnh báo, tham nhũng hiện đã biến tướng thành nhiều hành vi khác nhau, trong đó có cả "tham nhũng chính trị", thường xảy ra trong việc cung cấp tài chính để phục vụ các hoạt động tranh cử. Bà Jenny D.Balboa - Viện Nghiên cứu phát triển Phillipines đề ra một số biện pháp đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả bao gồm: Thông qua cải cách chính sách nhằm giảm thiểu cơ hội cho tham nhũng phát triển; tăng cường vai trò kiểm soát chặt chẽ của công chúng; cải thiện công tác đánh giá cán bộ, đảm bảo cơ hội cho những người có năng lực; cải cách hệ thống tư pháp; cần giám sát chặt chẽ hơn và cần có sự cải tổ đối với phân bổ ngân sách; tập trung chống tham nhũng tại một số bộ, ngành cụ thể chứ không dàn trải bởi nguồn lực có hạn. Bà Jenny D.Balboa khẳng định, điều kiện tiên quyết để có quản trị tốt là có sự ủng hộ của nhân dân và cơ chế trách nhiệm cụ thể và minh bạch hoá thông tin. TR.M
|
▪ "VN sẽ đạt được những Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015" (24/05/2006)
▪ Máy bay Mỹ oanh tạc một ngôi làng ở miền nam Afghanistan (24/05/2006)
▪ Iraq: Nữ luật sư biện hộ cho Saddam Hussein bị đuổi ra khỏi toà (24/05/2006)
▪ Mỹ: Mất trộm thông tin cá nhân của 26,5 triệu cựu chiến binh (24/05/2006)
▪ Trung Quốc: Hy vọng cứu sống 57 thợ mỏ rất mong manh (24/05/2006)
▪ Brazil: Triệu tập hai luật sư của băng xã hội đen PCC (24/05/2006)
▪ Chương trình chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan và phu nhân (23.5 - 25.5) (23/05/2006)
▪ Sự khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc (23/05/2006)
▪ Du lịch là ưu tiên trong năm APEC 2006 (24/05/2006)
▪ Khoả thân để phản đối mũ da gấu (23/05/2006)