Với nhiều phụ nữ trên thế giới, hôn nhân không phải là nơi trú ẩn an toàn trước đại dịch AIDS. Trái lại, đó lại là yếu tố mang nhiều nguy cơ. Nhưng với công nghệ mới hiện nay, điều đó sẽ được thay đổi.
Vài tháng trước đây, tôi có dịp tới thăm châu Phi, tại đó, tôi đã gặp một nhóm phụ nữ ở Kibera, khu nhà ổ chuột lớn nhất tại
Người phụ nữ có cái tên Chanya đã kể cho tôi nghe câu chuyện đời mình. Chanya là mẹ của bốn cháu nhỏ và thật chật vật trong cuộc sống để cô có thể nuôi dưỡng bốn sinh linh đó. Cô không phải là kiểu người điển hình cho những bệnh nhân nhiễm AIDS – ít nhất thì cũng không phải là típ người vốn khá phổ biến ở phương Tây.
Cô không phải là một nam giới có quan hệ tình dục đồng tính với nam giới, cô cũng không phải là gái mại dâm và cô cũng không hề dùng ma tuý IV. Cô chẳng hề dính dáng vào bất cứ một hành vi nào chứa nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao kể trên ngoại trừ một vấn đề, đó là cô đã kết hôn.
Thế nhưng chồng cô, bi kịch nằm ở đây, lại dính dáng vào những hành vi chứa đầy nguy cơ lây nhiễm: Anh ta có những mối quan hệ tình dục không lành mạnh ngoài hôn nhân. Sau khi bị nhiễm virus HIV, anh ta mang mầm bệnh về và truyền sang Chanya.
Cô gần như câm lặng trước tình cảnh của mình và chỉ còn biết nói: "Chồng tôi đã chết vì AIDS. Tôi hiểu rằng đáng lẽ chúng tôi nên sử dụng bao cao su nhưng chồng tôi đã không chịu. Giờ đây lũ trẻ phải chịu cảnh mồ côi cha".
Những cuộc đời kiểu như Chanya không phải quá hiếm hoi ở vùng đất này. Với nhiều phụ nữ, hôn nhân chính là một yếu tố chứa nguy cơ lây nhiễm AIDS rất cao do hành vi nguy hiểm từ phía người chồng.
Tính trên toàn thế giới, có tới 80% ca nhiễm mới HIV ở phụ nữ xảy ra với những người đang phải sống trong chế độ đa thê hoặc có các mối quan hệ lâu dài.
Thực tế trên đã làm tiêu tan cái ảo tưởng huyền bí vẫn cho rằng hôn nhân chính là tấm lá chắn hộ mệnh giúp người phụ nữ tránh xa đại dịch AIDS. Và nó cũng cho thấy, hơn hai thập kỷ diễn ra đại dịch, cuộc chiến chống AIDS của chúng ta đã không thể giải quyết được các tình huống hi hữu của người phụ nữ - nhất là phụ nữ ở thế giới thứ ba.
Nhưng tại sao phụ nữ lại dễ bị xâm hại đến vậy? Lý do đầu tiên có thể kể tới chính là các khác biệt về thể chất đã khiến phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV trong các quan hệ tình dục với bạn tình nhiễm bệnh cao gấp hai lần nam giới.
Ở nhiều quốc gia, bất bình đẳng giới tính còn bao gồm cả những nguy hiểm do phụ nữ rất khó khăn nếu không nói là không thể thực hiện được các lựa chọn đối tượng quan hệ tình dục cũng như yêu cầu nam giới sử dụng bao cao su.
Nhưng một trong những vấn đề nghiêm trọng hơn cả chính là phụ nữ không có bất cứ một dụng cụ tự bảo vệ bản thân nào. Mặc dù trong công tác điều trị bệnh AIDS đã có hàng loạt những phát minh đột phá nhưng trong công tác phòng bệnh, người ta vẫn buộc phải dựa trên ba yếu tố thực thi viết tắt là ABC (trong đó A là tiết chế, B là chung thuỷ và C là sử dụng bao cao su).
Để những giải pháp này được thực thi, chúng ta phải khuyến khích người dân sử dụng chúng, song việc sử dụng này lại phụ thuộc vào quyền quyết định của nam giới.
Với hàng triệu các phụ nữ có gia đình, tiết chế tình dục có thể coi là điều không tưởng, sống chung thuỷ một mình thôi thì chưa đủ, còn sử dụng bao cao su lại không nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Qua các nguồn quỹ, chúng ta đã cố gắng tìm ra những công cụ hữu ích giúp người phụ nữ có thêm các biện pháp tự vệ trước đại dịch thế kỷ. Thuốc khử trùng chính là một trong những công cụ phòng bệnh mới và hiệu quả hơn cả.
Những loại thuốc này thường ở dạng gel bôi không màu, không mùi, giúp phụ nữ bôi ở âm đạo mà không để cho bạn tình biết và có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm HIV.
Không chỉ phòng ngừa virus HIV, thuốc khử trùng còn có thể phòng ngừa rất nhiều các bệnh nhiễm trùng khác là giang mai và lậu, một số loại còn có thêm tác dụng ngừa thai.
Hiện tại, thuốc khử trùng đang được thử nghiệm trên phụ nữ ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch HIV/AIDS, trong đó có
Các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu khác nhằm giúp phụ nữ có thêm quyền hạn trong việc tự bảo vệ bản thân mà không phải luỵ thuộc vào nam giới.
Chẳng hạn, các thử nghiệm ở
Khi xem xét hàng triệu ca tử vong ở phụ nữ, thật bi kịch khi thế giới quá chậm chạp trong việc đầu tư vào công tác tìm kiếm những biện pháp phòng ngừa HIV để phụ nữ có thể ứng dụng.
Chúng ta biết rằng, tại sao có quá nhiều phụ nữ nhiễm bệnh và chúng ta cũng biết chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn điều đó. Dưới đây là một vài bước cần thiết để có thể tận dụng tốt những cơ hội cứu sống người phụ nữ.
Trước hết, chính phủ ở cả quốc gia phát triển lẫn quốc gia đang phát triển sẽ phải đầu tư thêm tiền bạc vào công tác nghiên cứu các dụng cụ phòng bệnh mới.
Mặc dù nguồn quỹ cho hoạt động này đã tăng từ 65 triệu đô la năm 2000 lên 163 triệu đô la năm 2005, song các chi phí hiện thời vẫn chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu nhằm cải tiến các chất khử trùng tiềm năng nhất.
Các hãng dược phẩm thì có không nhiều động cơ cho việc đầu tư trong lĩnh vực này, vì rằng, phụ nữ là những người cần nhất các sản phẩm thuốc lại chính là người không đủ khả năng mua chúng.
Song chính phủ có thể khuyến khích các hãng này tham gia bằng cách cung cấp nguồn quỹ trực tiếp cho nghiên cứu, hứa mua về các công nghệ mới nếu họ bào chế thuốc thành công.
Cũng như thế, ở các quốc gia đang phát triển, với sự hỗ trợ quốc tế, cũng cần xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo để có thể thực hiện những cuộc thử nghiệm lâm sàng, đưa các dụng cụ mới vào dùng thử ở những khu vực sẽ sử dụng sản phẩm này.
Nếu các nước đang phát triển không thể thực hiện những cuộc thử nghiệm, mãi mãi, các đột phá có khả năng cứu sống nhiều mạng người chỉ nằm trong phòng thí nghiệm và chờ đợi được thử nghiệm.
Theo một vài ước tính, sẽ cần khoảng 100,000 người tham gia các nghiên cứu phòng lây nhiễm HIV trong thập kỷ tới. Thế nhưng, đa phần các điểm thử nghiệm ở châu Phi giờ đây đã quá tải.
Các nước cần đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đào tạo một thế hệ mới các bác sĩ và y tá điều hành những trung tâm đó.
Thách thức không chỉ ở vấn đề phát triển các công cụ mới. Mà chúng ta cũng cần đảm bảo những tiến bộ khoa học có thể tới được với những người bệnh thực sự cần chúng.
Ngày nay, chỉ gần 20% số người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao có điều kiện tiếp cận với những phương pháp phòng bệnh hiện có như bao cao su, giáo dục và xét nghiệm HIV.
Các bộ y tế, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp phải kết hợp nguồn lực và sự khéo léo của mình để cùng nhau cải thiện tình trạng này.
10 năm trước đây, mới chỉ có 1% phụ nữ ở Nam Phi nhiễm virus HIV; nhưng ngày nay, con số đó đã là 25%. Những phụ nữ bất hạnh đó đang sống trong ác mộng, nhưng chính những người đang sống trong các nước giàu có mới chính là những người cần được đánh thức.
Chúng ta cần phát triển các công cụ phòng bệnh có thể giúp phụ nữ có được quyền tự vệ chính đáng. Chúng ta cần phân phát những dụng cụ đó càng sớm càng tốt cũng như triển khai ngay các dụng cụ phòng bệnh hiện có.
Điều đáng buồn là giờ đây không gì có thể giúp được cho chị Chanya nữa. Nhưng nếu nhanh chóng, chúng ta vẫn có thể đưa các tiến bộ khoa học mới vào kịp thời để bảo vệ những đứa con của chị.
Dương Kim Thoa theo http://www.msnbc.msn.com
▪ “Kiều nữ” tân thời (09/05/2006)
▪ Thăm những người “sống chung” với HIV/AIDS (09/05/2006)
▪ Những cơn đau giờ G (08/05/2006)
▪ Hậu quả của việc nạo phá thai (06/05/2006)
▪ Những điều thú vị về đàn ông và đàn bà (05/05/2006)
▪ Con đường thành gay (04/05/2006)
▪ Mãi cuốn hút nhau (03/05/2006)
▪ Chọn bạn đời đúng ý (03/05/2006)
▪ Giới trẻ đang "sống vội"? (02/05/2006)
▪ 3 bức thư = 1 câu chuyện nóng bỏng! (02/05/2006)