Nhưng nếu xem qua cách tổ chức ở một số cường quốc trong lĩnh vực thi thố sắc đẹp khác thì cho dù hàng năm họ có đến hàng chục cuộc thi lớn nhỏ khác nhau dành cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, v.v... Nhưng mỗi năm cũng chỉ có duy nhất một cuộc thi hoa hậu quốc gia danh giá nhất để nhằm tuyển chọn những mỹ nhân xuất sắc nhất đại diện cho đất nước tại những đấu trường quốc tế. Nhưng 2 cuộc thi quan trọng bậc nhất vẫn là Hoa hậu Hoàn Vũ (Miss Universe - HHHV) và Hoa hậu Thế Giới (Miss World - HHTG). Không chỉ là 2 cuộc thi lâu đời, phổ biến nhất mà cũng có là 2 cuộc thi có nhiều quy định khắc khe, nhất là đối với HHHV. Còn các cuộc thi nhỏ hơn thuộc hệ thống tính điểm Grand Slam như HH Quốc Tế, HH Trái Đất và HH Nữ Hoàng Du Lịch QT thì cực kỳ dễ dàng trong vấn đề tuyển lựa thí sinh, thậm chí các cô gái bình thường nhưng đáp ứng đủ về các quy định của cuộc thi (tuổi, chiều cao, v.v...) và đủ khả năng tài chính tự túc cho toàn bộ chuyến đi, không cần bất cứ danh hiệu gì vẫn được phép tham dự. Qua tổng hợp từ các cuộc thi hoa hậu quốc gia các nước trên thế giới thì đúc kết được ra 3 cách tổ chức phổ biến nhất hiện nay, đáp ứng quy định BTC của cả HHHV và HHTG là 2 cuộc thi có nhiều ảnh hưởng chính đến Quy chế 87 của bộ VH-TT-DL; đồng thời chỉ ra những ưu, khuyến điểm của từng cách.
Cách thứ nhất: Duy nhất một hoa hậu
![]() |
Martina Thorogood (Mis Venezuela 1999) |
Đây là cách truyền thống nhất, ra đời sớm nhất, tiết kiệm nhất và được áp dụng khá nhiều, VN nằm trong số các nước thường xuyên áp dụng cách này. Mỗi năm cũng chỉ tổ chức duy nhất 1 cuộc thi cấp quốc gia dể chọn ra 1 hoa hậu toàn quốc cùng các á hậu (từ 2 đến 4 á hậu). Người đoạt giải cao nhất sẽ phải có nhiệm vụ đại đại diện quốc gia tại cuộc thi HHHV hoặc HHTG (hoặc cả 2), các á hậu sẽ được xem xét ưu tiên di thi các cuộc thi nhỏ hơn hoặc thay thế hoa hậu trong trường hợp bất trắc. Cách này được ưa chuộng nhiều nhất ở hầu hết các nước ở Châu Phi, phần lớn Châu Âu và chỉ một số nhỏ ở Châu Á nhưng cách này không được hầu hết các nước Châu Mỹ chọn. Các cuộc thi quốc gia khá thành công với cách tổ chức này: Miss Spain, Miss Russia, Miss Angola, Frøken Norge (Na Uy), Miss France, Miss Israel, v.v.... Nhưng đây là cách kém an toàn nhất, đặc biệt là đối với BTC của HHHV tại New York, Mỹ.
Mặc dù số lượng thí sinh luôn quanh quẩn ở mức 70-80 người nhưng HHHV nổi tiếng là cuộc thi có chất lượng thí sinh tốt nhất, tiền thương cao và nhiều nhất, cách tổ chức tốt nhất, an ninh nghiêm ngặt nhất,v.v...nhưng lại mang một số điều tiếng không hay về chi phí gửi thí sinh đắt đỏ số một (không dưới 10.000 USD đến trên 100.000 USD, tùy vị thế và thành tích mỗi quốc gia, chưa kể cách khoảng phát sinh khác của các hoa hậu tham dự) và là BTC thích "kiếm chuyện" với các tổ chức hoa hậu quốc gia nhiều nhất, nhiều lúc rất vô lý.
Một số ví dụ cụ thể chứng minh cho sự "ương ngạnh" của HHHV:
Năm 1999 khi BTC Miss Venezuela dụng thử cách thứ nhất này và chọn ra Martina Thorogood để tham dự cả HHTG 1999 tại Anh và HHHV 2000 tại đảo Síp. Cô đã đạt thành tích á hậu thứ nhất tại HHTG 1999 và có thể thay thế đương kiêm HHTG lúc bấy giờ là Yukta Mookhey (Ân Độ). Theo luật định, Martina không thể tham dự HHHV 2000 và á hậu thứ nhất của Miss Venezuela 1999, Norkys Batista sẽ hiển nhiên tham dự thay thế. Nhưng BTC của HHHV lại không chấp nhận cho Norkys tham dự với lý do: danh hiệu á hậu không đủ điều kiện tham dự mà chỉ có hoa hậu quốc gia. Đã có một cuộc tranh luận giữa ngài Osmel Sousa (chủ tịch tổ chức Miss Venezuela) với ngài Donald Trump (chủ tịch HHHV từ năm 1996) về sự bất hợp lý của yêu cầu trên. Nhưng cuối cùng vì không muốn có thêm rắc rối phát sinh, có thể ảnh hưởng đến thành tích tương lai của các người đẹp nước nhà; ngài Osmel đã "ngậm bồ hòn làm ngọt" và đã phải nhanh chóng tổ chức thêm một cuộc thi mang tên "Miss Republica Bolivariana de Venezuela"" dành cho một số á hậu và thí sinh của các năm trước tham dự, nhằm để tuyển chọn hoa hậu chính thức tham dự HHHV 2000 tại đảo Síp. Cuối cùng thì người chiến thắng tại cuộc thi "khẩn cấp" đó là Claudia Moreno, sau đó cô giành danh hiệu á hậu 1 tại HHHV 2000. Đó là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng mà một cuộc thi Miss Venezuela được tổ chức theo cách này (nguồn Wikipedia).
Một trường hợp tương tự gần đây nhất là Lisa Mari Moen Junge của Na-Uy. Đáng lẽ cô là người đến Việt Nam tham dự HHHV 2008 tại Nha Trang nhưng đã bị BTC HHHV từ chối với lý do còn "ngộ nghĩnh" hơn là cô đã trao vương miện lại cho người kế nhiệm mình vào tháng 4/2008. Mặc dù một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ hay Sri Lanka cũng có trường hợp tương tự nhưng không bị làm khó dễ. Thế là buộc lòng đơn vị giữ bản quyền Bắc Âu phải tổ chức thêm một cuộc thi cấp tốc để chọn người đại diện đến VN vào cuối tháng 5/2008 (Nguồn Global Beauties). Đây chỉ mới là 2 trong số hàng chục trường hợp tương tự đã xảy ra trong vòng vài năm trở lại đây, chứng tỏ rằng cách này không phải là hoàn hảo nhất khi luôn bị BTC của HHHV làm khó dễ vô cớ. Còn với HHTG thì chưa có bất kỳ ghi nhận nào về việc từ chối thí sinh với các lý do quá đáng đã kể trên.
Cách thứ hai: Trao nhiều danh hiệu hoa hậu trong một cuộc thi
![]() |
Top 5 - Miss Venezuela 2008 |
Venezuela là nước khai sinh ra cách tổ chức này, từ thập niên 1950. Nhìn chung cách thứ hai này không khác gì mấy so với cách thứ nhất, và được nhìn nhận là nhiều ưu điểm nổi trội hơn cách đầu tiên. Đó là vẫn tổ chức duy nhất 1 cuộc thi hoa hậu quốc gia nhưng sẽ trao từ 2 đến 5 chiếc vương miện, thay thế một số danh hiệu á hậu. Cách này được hầu hết các nước Châu Mỹ lựa chọn, dần thay thế các cuộc thi kiểu truyền thống ở các châu lục khác vì tính an toàn cao của nó. Top 5 sẽ được trao các danh hiệu cụ thể đến từng cuộc thi liên quan. Phần lớn các cường quốc sắc đẹp như Venezuela, Ấn Độ, Mexico, Philippines, Trinidad và Tobago, Hàn Quốc, Hy Lạp, v.v... xem đây là cách tối ưu nhất để làm hài lòng BTC của cả HHHV lẫn HHTG. Đây là hình thức xuất phát từ những ưu điểm, đồng thời xóa đi khuyết điểm từ cách tổ chức truyền thống. Hãy cùng nhìn qua cách tổ chức của 2 cường quốc hoa hậu hàng đầu Thế Giới về cách tổ chức này:
- Venezuela: Vào tháng 9 hàng năm thì 26 đến 32 cô gái đại diện cho các tiểu bang, khu vực sẽ được lựa chọn để tham dự vòng chung kết toàn quốc mang tên Miss Venezuela, một trong những danh hiệu sắc đẹp quốc gia danh giá nhất. Từ số thí sinh trên dưới 30 đó thì sẽ chọn ra top 10 trong đêm chung kết, rồi top 5. Trong số 5 người đẹp cuối cùng thì sẽ chọn ra á hậu 2 (hạng 5), á hậu 1 (hạng 4), Miss Venezuela Internacional (hạng 3) và sẽ tham dự HH Quốc Tế, Miss Venezuela Mundo (hạng 2) và sẽ tham dự HHTG, cuối cùng là Miss Venezuela (hạng 1) và sẽ tham dự HH Hoàn Vũ. Còn các á hậu và các thí sinh còn lại sẽ được Tổ chức HH Venezuela chỉ định tham dự các cuộc thi quốc khác trong năm liền kề và vẫn được tiếp tục đào tạo công bằng như với 3 đại diện chính thức đã chọn để phòng một số trường hợp bất ngờ có thể xảy ra. Ngoài thời gian hàng năm trời ròng rã luyện tập, đầu tư để tham dự cuộc thi lớn nhất quốc gia; các người đẹp được chỉ định còn có thời gian làm việc với các chuyên gia hàng đầu để được đào tạo và chuẩn bị thêm từ 9 tháng đến hơn 1 năm trước khi xách va-li lên đường làm nhiệm vụ. Trong vòng hơn 50 năm, cường quốc sắc đẹp này đang sở hữu số vương miện kỷ lục là 5 HH Hoàn Vũ, 5 HH Thế Giới, 5 HH Quốc Tế, 1 HH Trái Đất cùng hàng chục vương miện, danh hiệu lớn nhỏ khác. Nuestra Belleza México cũng có cùng cách tổ chức và thời gian song song với Miss Venezuela.
Hoa hậu Hoàn vũ 2008 - Dayana Mendoza (Venezuela); |
- Ấn Độ: Cuộc thi hoa hậu toàn quốc lớn nhất của cường quốc sắc đẹp thứ nhì Thế Giới mang tên Femina Miss India thường được tổ chức vào tháng 3 hoặc 4. Có khoảng 20 đến 30 thí sinh được tham dự vòng chung kết toàn quốc nhưng không phân chia theo khu vực địa lý hành chính mà đa phần là thí sinh tự do do BGK lựa chọn trước đó. Danh hiệu cũng được trao như với cuộc thi HH Venezuela nhưng có một chút xíu khác biệt ở 3 thứ hạng đầu sẽ được chỉ định tham dự các cuộc thi lần lượt sau đây: HH Trái Đất (á hậu 2), HH Hoàn Vũ (á hậu 1) và HH Thế Giới (hoa hậu); còn các cuộc thi khác sẽ chọn số thí sinh còn lại trong top 10. Còn cuộc thi Binibining Pilipinas của Philippines, hiện tại là cường quốc hoa hậu số một của khu vực Đông Nam Á cũng có cách thức và thời gian tổ chức tương tự nhưng có chút khác biệt khi á hậu 2 được trao danh hiệu Bb. Pilipinas-International để thi HH Quốc Tế, chứ không phải HH Trái Đất.
Cách thứ ba: Mỗi năm tổ chức 2 cuộc thi hoa hậu quốc gia riêng biệt
Nếu cả 2 cách trên chưa thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe của cả HHHV và HHTG thì đây chính cách tuyệt vời và an toàn nhất, nhưng nhược điểm lớn nhất và duy nhất là chi phí tốn kém. Bởi vì ai cũng thấy rõ ràng cuộc thi HHTG và HHHV đôi khi trái ngược nhau từ gu thẩm mỹ, cách chấm điểm, hình thức tổ chức,v.v...chính từ những khác biệt quá xa đó mà việc cần phải có 2 cuộc thi riêng biệt để đáp ứng đủ tiêu chí của từng cuộc thi là điều hoàn toàn dễ hiểu và cũng để phân biệt 2 cuộc thi hoàn toàn khác nhau này. Đây là cách phổ biến nhất trong vòng vài năm trở lại đây, và được đa số các cường quốc hoa hậu cũ cũng như mới nổi áp dụng thành công như Mỹ, Puerto Rico, Trung Quốc, Colombia, Canada, Cộng hòa Dominica, Nhật Bản, Brazil, Cộng hòa Séc, v.v....Người chiến thắng ở hai cuộc thi cấp quốc gia này thì tất nhiên sẽ đến tham dự HHHV và HHTG một cách nhanh chóng nhất, còn á hậu thứ nhất của 2 cuộc thi này sẽ lần lượt gửi đi thi HH Trái Đất và HH Quốc Tế.
![]() |
Nguyễn Thùy Lâm ghi 12 điểm cho VN khi lọt vào top 15 HH Hoàn Vũ 2008 |
▪ Chùm ảnh: Khi 'Sao' không là...'Sao' (16/02/2009)
▪ 'Sao' Hoa ngữ thời đi học (16/02/2009)
▪ Cruise tạo bất ngờ cho vợ dịp Valentine (16/02/2009)
▪ Hai người đẹp VN dự thi Hoa hậu Quý bà TG 2009 (16/02/2009)
▪ Vẻ đẹp 8x xứ Hàn (16/02/2009)
▪ Oscar của những cặp 'sao' (16/02/2009)
▪ NSƯT Trần Lực- “Qua rồi thời sống và làm nghệ thuật vô tư…” (16/02/2009)
▪ Lưu Đức Hoa chờ 20 năm để đóng phim cùng Trương Mạn Ngọc (16/02/2009)
▪ Nếu Phi Thanh Vân không là Phương Trinh... (16/02/2009)
▪ Người đẹp 'cỏ dại' của 'Vườn sao băng' (16/02/2009)