![]() |
Đông đảo thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo. |
(VietNamNet) - Hiện nay, cả nước mới đáp ứng được 25% nhu cầu máu nên nhiều trường hợp cấp cứu chấn thương, thảm họa ở các bệnh viện gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tử vong. Thế nhưng, việc cho máu lại gặp phải một vấn đề, số người nhiễm HIV trong cộng đồng ngày càng tăng đang là nguy cơ đe dọa an toàn truyền máu. Số người nhiễm virus viêm gan B rất cao, chiếm 15-20%.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, nơi có nhiều cơ sở truyền máu nhất trong cả nước (7 cơ sở), số lượng máu thu gom tại Hà Nội tăng dần, điều đáng mừng là lượng máu thu gom được từ người cho máu tình nguyện tăng 3 lần từ năm 1998 đến nay, năm 1998 là 1.459 lít đến năm 2002 là hơn 4.986 lít.
Thế nhưng, tình hình người nghiện chích ma túy cần tiền sẵn sàng cho máu đang có chiều hướng gia tăng trong đội ngũ thanh niên. Số người nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV chiếm tới 70-80%. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở đối tượng học sinh, sinh viên đến cho máu cao hơn nhiều so với người cho máu tự nguyện. Đáng chú ý một số trường hợp đã được phát hiện HIV dương tính nhưng vẫn có ý cho máu ở các bệnh viện khác nhau hoặc ở các điểm hiến máu ngoài bệnh viện. Do vậy, nếu giữ hình thức bồi dưỡng người cho máu bằng tiền mặt và không có sự phối hợp với địa phương để quản lý người cho máu như hiện nay thì không tránh khỏi người nhiễm HIV/AIDS sẽ đi cho máu.
Phần lớn những người cho máu chuyên nghiệp cùng một lúc cho máu 2-3 nơi, các điểm lấy máu lại chưa đủ phương tiện để sàng lọc khiến cho chất lượng máu rất thấp, có đến 70% người cho máu chuyên nghiệp có huyết sắc tố dưới 110g/l (dấu hiệu của thiếu máu).
Theo PGS - TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu: ''Để chất lượng máu tốt cũng như nâng cao ý thức cho người hiến máu, đồng thời kinh phí dành cho người hiến máu nhân đạo không nhận tiền thù lao sẽ được chuyển sang để bổ sung cho các lợi ích về y tế như để làm các xét nghiệm sàng lọc và kiểm tra sức khoẻ, chi bảo hiểm máu cho người hiến máu...''.
Hiến máu nhân đạo
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì mua máu từ người bán máu chuyên nghiệp phải quyết tâm triển khai việc hiến máu nhân đạo không trả tiền.
Hiện nay, kinh phí trả cho người bán máu chuyên nghiệp vẫn thực hiện theo quy đị̣nh, đối với người bán máu chuyên nghiệp là 140.000 đồng/250ml máu và 10.000 tiền ăn; người bán máu tình nguyện là 80.000 đồng/250ml máu và 10.000 tiền ăn. Còn học sinh, sinh viên tự đến hiến máu sẽ được trả như người bán máu chuyên nghiệp. Chế độ trả tiền bồi dưỡng khi cho máu đã biến trên 1.700 học sinh, sinh viên trở thành người cho máu chuyên nghiệp. Khi giảm chế độ bồi dưỡng bằng tiền mặt đã làm cho số người cho máu chuyên nghiệp ngày càng ít đi và tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia cho máu cũng ít hơn.
Việc chi trả tiền cho người hiến máu đã làm xuất hiện một số bất cập như khó kiểm soát chất lượng của đội ngũ người cho máu chuyên nghiệp, có hiện tượng một số người hiến máu nhân đạo đã gia nhập đội ngũ cho máu bán chuyên nghiệp, thậm chí là chuyên nghiệp dù chỉ trả một phần tiền máu...
Làm thế nào để nhiều người cho máu, từ đó có đủ máu cho điều trị, dự trữ cho cấp cứu, cho các thảm họa và cho an ninh quốc phòng, đảm bảo lượng máu cung cấp từ 25% hiện nay lên 50% vào năm 2005 và trên 80% vào năm 2010 quả là cả một vấn đề lớn!
▪ Heroin, AIDS lên web (08/04/2003)
▪ Bom nổ chậm của Châu Á (13/10/2002)
▪ Những đứa trẻ trong vòng vây tội lỗi (18/01/2003)
▪ Báo động lây nhiễm HIV/AIDS (13/01/2003)
▪ AIDS - mối đe dọa lớn cho sự ổn định toàn cầu (28/11/2002)
▪ Thành lập Trung tâm Chăm sóc bệnh nhân AIDS (25/11/2002)
▪ Nỗi xấu hổ của Châu Á (06/10/2002)
▪ Phát hiện cơ chế kháng virus HIV của các bệnh nhân không bị AIDS (03/10/2002)
▪ HIV "treo" đầu làng (25/09/2002)
▪ Giới trẻ Nhật thích "quan hệ bừa bãi" (22/09/2002)