(VietNamNet) - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Cường cho VietNamNet biết bên hành lang Quốc hội ngày 24/11.
ĐB Cường bày tỏ quan điểm
- Bức xúc trước vấn đề quản lý đô thị, ách tắc, tai nạn giao thông thì Hà Nội làm thí điểm tạm ngừng đăng ký xe gắn máy trong nội thành. Qua tổng kết 2 năm mà thấy rằng không hiệu quả thì phải xem xét lại. Đặc biệt, mới đây Bộ Công an đã
rút bỏ quy định ''mỗi người chỉ được đăng ký một xe gắn máy'' trong Thông tư 02, thay bằng Thông tư 17. Đây một trong những căn cứ để HĐND TP. xem xét, đưa ra quyết định của mình. Chắc chắn tới đây HĐND sẽ nghiên cứu vấn đề này.- Theo ông, nên bãi bỏ quy định tạm ngừng đăng ký xe máy?
- Mọi vấn đề phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Bất cứ một bộ máy, cơ quan nào cũng phải dựa trên cơ sở đó để thực hiện. Riêng Hà Nội có Pháp lệnh Thủ đô, có những điều Nhà nước cho Hà Nội làm đặc thù với địa phương khác. Nhưng sau khi thực hiện thí điểm phải có đánh giá.
- Sau 2 năm thực hiện tạm ngừng đăng ký xe máy, liệu Hà Nội có đạt được hiệu quả như mong muốn?
- Rất nhiều ý kiến không đồng tình tạm ngừng đăng ký xe máy. Có ý kiến cho rằng nếu như không có quyết định đó, xe máy còn tăng hơn. Nhưng trên bình diện quản lý thì rõ ràng đó là một quyết định không hợp lòng dân lắm! Bởi lẽ, một là không đúng với Hiến pháp, đạo luật cơ bản. Hai là thực chất xe máy lưu thông không giảm mà vẫn tăng! Thứ ba, nó đẻ ra nhiều tiêu cực và gây phiền hà cho dân. Bộ máy Nhà nước làm thế nào lợi ích nhất cho dân thì phải làm theo hướng đó!
Hạn chế lưu hành xe máy không chỉ có biện pháp hành chính mà còn bằng nhiều biện pháp kinh tế - xã hội khác. Ví dụ như mở rộng giao thông, tăng cường phương tiện giao thông công cộng, tăng phí quản lý đối với người đăng ký nội thành...
- Xin ông cho biết, bao giờ HĐND TP. Hà Nội xem xét bãi bỏ quyết định ngừng đăng ký xe máy?
- Đầu tháng 12, mùng 8,9 HĐND sẽ họp bàn!
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý: ''Bộ Công an sửa thì các địa phương cũng phải sửa!'' - Hạn chế đăng ký xe gắn máy là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Xe máy là tài sản của công dân. Hiến pháp, Bộ luật Dân sự đều quy định công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng. Thực tế, Hà Nội và TP.HCM khi hạn chế xe máy không giải quyết được vấn đề ách tắc, tai nạn giao thông. Nguyên nhân ách tắc, tai nạn giao thông nằm ở chỗ khác. Hơn nữa người ta đưa ra hình tượng: Mỗi người khi ra đường chỉ cưỡi được 1 xe máy chứ có cưỡi được 2-3 xe đâu! Do đó, người ta đăng ký mấy xe nữa cũng thế! Hạn chế đăng ký xe máy không phải là biện pháp tốt!'' - Nhưng có ý kiến bảo lưu việc tạm ngừng đăng ký xe vì Hà Nội có cơ chế đặc thù? - Tôi nghĩ không có một địa phương, cơ quan, cá nhân nào tách ra khỏi quy định của pháp luật. Hiến pháp, Bộ luật dân sự đã quy định như vậy! Thứ hai, hạn chế này theo hướng dẫn của Bộ Công an. Bây giờ Bộ này sửa thì các địa phương cũng phải sửa. Nếu không sửa là vi phạm! |
▪ Khai mạc Ngày hội Di sản văn hoá Việt Nam (21/11/2005)
▪ Trưng bày cổ vật tiêu biểu xứ Thanh (23/11/2005)
▪ “Người lớn cần tôn trọng lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ như của chính mình” (24/11/2005)
▪ Sản phẩm sữa Nestlé tại Việt Nam có an toàn? (24/11/2005)
▪ Một con tàu, 31 năm, 8.400 thành viên (24/11/2005)
▪ Một cựu phạm nhân trở thành tỷ phú (24/11/2005)
▪ Những ngôi trường cần được quan tâm (24/11/2005)
▪ Người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm (24/11/2005)
▪ Kho cổ vật miền Trung (24/11/2005)
▪ Sea Saigon đưa Bảo Việt ra tòa (24/11/2005)