Phóng viên kỳ cựu Washington Post điều trần về vụ Plamegate Bob Woodward - phóng viên tờ The Washington Post (WP), người đã góp phần hạ bệ Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong vụ Watergate - là phóng viên mới nhất được triệu tập về vụ rò rỉ danh tính điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ Valerie Plame, hay vụ bê bối Plamegate theo cách gọi của báo giới Mỹ. Woodward được triệu tập ra điều trần trước công tố viên đặc biệt và bồi thẩm đoàn đang thụ lý vụ Plamegate. Ông cho biết, ông đã được thông báo về danh tính của nhân viên CIA Plame một tháng trước khi tất cả các báo đưa thông tin trên. Tuyên bố trên của Woodward rất quan trọng, bởi nó có thể lật lại những diễn biến của vụ Plamegate, khiến nguồn tin của phóng viên này - danh tính chưa được tiết lộ - trở thành quan chức Mỹ đầu tiên công khai tên tuổi điệp viên Plame. Vụ bê bối đã khiến cựu Chánh Văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney là Lewis "Scooter" Libby phải từ chức vì bị kết tội là người đầu tiên tiết lộ danh tính của điệp viên trên. Chồng của Plame - cựu Đại sứ Mỹ tại Iraq Joseph Wilson - là người chỉ trích mạnh mẽ cuộc chiến của Mỹ tại Iraq. Ông này cáo buộc, danh tính vợ ông đã bị Nhà Trắng tiết lộ như đòn phản công đối với ông. Cố vấn chính trị cao cấp của Tổng thống Mỹ George W.Bush cũng đang bị điều tra về vụ việc này. Thậm chí, Phó Tổng thống Cheney có thể cũng bị triệu tập để điều trần. Theo tờ WP hôm 16.11 - nơi Bob Woodward đang làm việc - phóng viên ngôi sao này đã xin lỗi ban biên tập, vì đã không tiết lộ sớm về việc một quan chức cao cấp tại Washington đã cung cấp danh tính điệp viên Plame cho ông. Woodward là phóng viên mới nhất bị lôi kéo vào vụ này. Trước đó, phóng viên tờ The New York Times là Judith Miller - người đã bị giữ 85 ngày vì từ chối tiết lộ nguồn tin trong vụ này - đã phải rời khỏi báo đầu tháng 11, do làn sóng chỉ trích gay gắt về cách xử lý thông tin. Sự liên đới của Woodward làm dấy lên những câu hỏi mới về vụ rò rỉ thông tin từ CIA và những dự đoán rằng cuộc điều tra liên bang sẽ còn kéo dài. Đảng Dân chủ đối lập đã sử dụng vụ bê bối này như một bằng chứng về việc chính quyền Tổng thống Mỹ George W.Bush đã bóp méo thông tin để có thể tạo ra cuộc chiến tại Iraq hồi năm 2003. A.P (Theo AFP) |
▪ Khuyến khích tiềm năng từ người nhập cư (18/11/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (18/11/2005)
▪ Indonesia: Lần đầu tiên xuất hiện băng video đe doạ đánh bom (18/11/2005)
▪ 10.000 cổ vật của Iraq vẫn "bặt vô âm tín" (15/11/2005)
▪ Thừa nhận sự thật, nhưng... (15/11/2005)
▪ Tranh cãi về quyền kiểm soát Internet (15/11/2005)
▪ Thêm 3 ca nghi nhiễm H5N1 tại Indonesia (15/11/2005)
▪ Trung Đông: 10 năm không có Y.Rabin (15/11/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (15/11/2005)
▪ Phải sửa thôi! (15/11/2005)