Thổi hồn sáng tạo vào lớp học
Các Website khác - 19/11/2005

Bà là hiệu trưởng trường tiểu học Michael Faraday ở Southwark, nam London, người được các tổ chức chính phủ Anh ngợi ca về phương pháp giảng dạy sáng tạo.

Soạn: AM 620881 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Karen Fawler.

Trong vài năm qua, chính phủ Anh đã đặt ra các mục tiêu giúp học sinh như giỏi toán và văn. Kế hoạch này đã có được thành công. Nhiều nhà quan sát quốc tế ghi nhận, học sinh Anh đang ngày càng khá hơn trong các môn then chốt, khả năng đọc, viết và tính toán của các em có nhiều tiến bộ.

Cũng tương tự như vậy, một mục tiêu được đề ra: Đó là mang tính sáng tạo vào lớp học để khuyến khích các em học sinh hăng say học tập. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Phải chăng là tạo thêm những bài học về nghệ thuật, chơi game hay nhạc? Cần phân tích sâu hơn vào thế giới hay tăng cường các buổi học thực tế như tới bảo tàng hay phòng trưng bày?

Karen Fowler đã làm gì để thực hiện kế hoạch này? Ở trường tiểu học Michael Faradey, bà luôn đòi hỏi nhiều hơn từ các giáo viên. Đó là yêu cầu ''phải có sự say mê''. Các giáo viên phải được tự do đặt câu hỏi cho trẻ, và thậm chí là thách thức chúng. Trường học là nơi thách thức, bà Fowler nói.

''Chúng ta cần phải nâng cao tính sáng tạo. Trong một môi trường như vậy, chúng ta không chỉ cung cấp một nền giáo dục tốt mà phải là một sự đặc biệt. Giáo viên phải đảm bảo được rằng trẻ em phải có một sự lựa chọn trong cuộc sống, chúng phải biết thể hiện mình muốn trở thành một người như thế nào.

Thích nghi và sáng tạo là hai phẩm chất quan trọng của con người trong thời đại ngày nay. Không ai khác hơn là chính giáo dục phải giúp nguồn nhân lực của đất nước hình thành và phát huy các phẩm chất trên.

Tôi muốn các giáo viên không chỉ là những người thầy giỏi mà phải là những người đặc biệt, phải biết truyền cảm hứng, thách thức...Mọi người phải thường xuyên họp bàn về cách giảng dạy. Điều quan trọng là mỗi người phải suy nghĩ, có ý kiến và sự đam mê''.

Hiệu trưởng Fowler mô tả bản thân là ''tên phiến loạn'' ngay từ những ngày đầu bước lên bục giảng. Bà không phải là mẫu giáo viên bảo gì làm nấy.

''Điều quan trọng với các trường học đó là phải tự quyết định họ muốn lũ trẻ học cái gì. Dĩ nhiên, toán và văn là các môn cơ bản, song giáo viên là những người có chuyên môn và điều trọng yếu là họ dám mạo hiểm để đưa ra những bài giảng sinh động và khơi gợi''.

Các giáo viên trường tiểu học Michael Faraday dường như làm sống dậy ước mơ của bà Fowler. Từng lớp học của ngôi trường được xây từ những năm 1970 đều có một điều gì đó mới mẻ hoặc sáng tạo. Ví dụ, bước vào một phòng học, người ta có thể nhìn thấy ngay một bức tranh vẽ miệng, tác phẩm của một học sinh vừa tới phòng nha sĩ.

Trong một phòng học khác, trên tường là câu chuyện mà các em học sinh viết về chuyến đi của chúng tới sở thú. Rải rác ở các phòng khác là cảnh học sinh đang ngồi học cách sử dụng máy ghi âm hay so sánh hai bài thơ....Người thầy được tự do thử nghiệm cái mới.

Soạn: AM 620875 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tại trường Michael Faraday, bà hiệu trưởng còn khuyến khích các em học sinh bộc lộ quan điểm cá nhân và có thể chuyển những gì mình nghĩ tới thầy cô giáo. Đôi khi, tiếng nói của các em có quyền lực thật sự. Sau một chiến dịch do học sinh phát động, nhà trường đã thay đổi công ty cung cấp bữa ăn. Ngoài ra, học sinh còn được hỏi ý kiến trước khi ban quản lý trường tiến hành cải tạo sân chơi. Mỗi lớp học được đề nghị cử 2 đại diện tham gia hội đồng của trường.

Trường tiểu học Michael Faraday là 1 trong số 33 trường học trên toàn nước Anh trở thành hình mẫu về cách phương pháp giảng dạy sáng tạo.

''Tính sáng tạo trong dạy học không chỉ đơn thuần là dành nhiều thời gian cho khoa học nhân văn và nghệ thuật, mà đó là phát triển suy nghĩ và hành động sáng tạo của học sinh thông qua các chương trình giảng dạy. Sự sáng tạo sẽ được phát huy từ những bài học và bài giảng, thông qua các giáo trình được soạn sẵn và môi trường học tập'', ban giám hiệu trường Michael Faraday nói.

  • Hoài Linh (Tổng hợp)
  • Vẫn làm thầy... khi tính mạng đe doạ
  • "Thầy giáo không phải công cụ thu tiền"

  • Tôi khuyến khích học sinh "ngang bướng"

  • Tranh cãi quanh chuyện trò "sa thải" thầy

  • Người Thầy – trong cơ chế thị trường

  • "Dạy học thì đừng nghĩ làm giàu..."

  • Nhà giáo- Xoay mình kiếm sống

  • "Chọn nghề giáo thì phải chấp nhận nghèo"