HS Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, TP.HCM thi tốt nghiệp năm học 2004-2005 - kỳ thi tốt nghiệp THCS cuối cùng - Ảnh: Như Hùng |
Và liên quan đến điều này là hàng loạt câu hỏi khác: sẽ công nhận tốt nghiệp THCS, xét tuyển vào lớp 10 như thế nào khi bỏ thi, có thay đổi trong cách tổ chức thi tốt nghiệp THPT?... Tuổi Trẻ đã đặt những câu hỏi này với ông Lê Quán Tần, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học.
* Đây là năm học đầu tiên bỏ thi tốt nghiệp THCS. Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng phương thức xét công nhận tốt nghiệp và hướng dẫn các địa phương xét tuyển vào lớp 10 như thế nào để đảm bảo công bằng, chính xác và phản ánh đúng chất lượng giáo dục?
- Hiện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đang chủ trì cùng chúng tôi phối hợp xây dựng hướng dẫn chi tiết đánh giá cuối cấp, xét công nhận tốt nghiệp đối với HS THCS và xét tuyển vào lớp 10. Chúng tôi sẽ sớm ban hành để các địa phương chủ động xây dựng phương án cụ thể của mình.
Trong điều kiện bỏ thi tốt nghiệp, chúng tôi sẽ chỉ đạo các trường thực hiện chặt chẽ chương trình lớp 9, dạy đầy đủ các môn, đánh giá HS chặt chẽ ngay từ đầu năm học, từ bài kiểm tra miệng hay kiểm tra viết hằng ngày đến kiểm tra định kỳ, học kỳ, để lấy kết quả đó làm cơ sở đánh giá kết quả cuối cùng khi HS hoàn thành chương trình năm học, cấp học có hệ thống, chính xác, để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển vào lớp 10 một cách đáng tin cậy, công bằng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý các địa phương cần có tính thống nhất trong chỉ đạo để đảm bảo công bằng. Trong cùng một quận, huyện các trường THCS phải đánh giá thống nhất. Tránh tình trạng nơi này đánh giá thoáng, rộng, kết quả tốt; nơi kia nghiêm túc, chặt chẽ, kết quả thấp hơn; không phản ánh đúng chất lượng giáo dục, kết quả học tập của HS. Tương tự trên phạm vi một tỉnh, thành và rộng ra trên toàn quốc.
nbNơi nào HS học tập tốt, nơi nào học tập chưa tốt, kết quả đều phải tương ứng. Không thể để tình trạng nơi có điều kiện học tập tốt, giảng dạy tốt nhưng do đánh giá nghiêm túc, chặt chẽ, kết quả lại không cao bằng những nơi học tập chưa tốt nhưng đánh giá dễ dãi, sẽ gây tác động tiêu cực ngược lại quá trình học tập của các em. Nhất là khi sử dụng kết quả để xét vào THPT...
Đây là năm học đầu tiên có HS tốt nghiệp theo chương trình THPT phân ban mới. Sẽ có khoảng 28.000 HS thuộc 11 tỉnh thành dự thi tốt nghiệp THPT. Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH hiện đang được bộ khẩn trương xây dựng, trong đó sẽ qui định cụ thể cách thức ra đề thi đối với HS phân ban. Nhưng thi theo hình thức nào cũng phải đảm bảo quyền lợi của HS phân ban không bị thiệt thòi. Nguyên tắc thứ hai là không tạo ra sự khác biệt giữa quyền lợi của HS phân ban và HS học theo chương trình không phân ban, đảm bảo cho HS học theo hai chương trình có quyền lợi và cơ hội về thi cử là như nhau. |
- Thi tuyển hay xét tuyển do UBND các tỉnh thành quyết định phương thức. Nhưng tôi thấy sau khi có quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp, có xu hướng các địa phương muốn tổ chức thi tuyển lớp 10 để đánh giá khách quan hơn. Thi hay xét, quyền đó là của địa phương. Với hình thức nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc chung: chính xác, công bằng, được nhân dân yên tâm, ủng hộ và không gây phiền hà.
* Đã có khá nhiều ý kiến cho rằng cách công bố và thời điểm công bố môn thi tốt nghiệp THPT của bộ hiện nay không còn phù hợp. Năm nay bộ có ý định thay đổi phương án công bố môn thi tốt nghiệp để hạn chế tình trạng học dồn, cắt xén chương trình, chỉ tập trung ôn luyện các môn thi?
- Theo tôi, công bố môn thi tốt nghiệp vào ngày 31-3 là không quá trễ, không quá sớm, vì từ 31-3 đến hết năm học, thời lượng cũng không còn quá dài để HS học quá thiên lệch về các môn sẽ thi tốt nghiệp. Nhưng vấn đề là trước 31-3 mình phải làm thật nghiêm, đảm bảo dạy và học đúng chương trình, không đi trước, bỏ sót chương trình. Sau 31-3, nếu học trò có tập trung cho những môn thi cũng là điều hợp lý.
Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm nay vẫn giữ nguyên phương thức tổ chức. Ngoại trừ theo lộ trình cải tiến thi và tuyển sinh của bộ, môn ngoại ngữ sẽ bắt đầu thi trắc nghiệm. Chúng tôi sẽ có kế hoạch chỉ đạo các sở GD-ĐT, các trường chuẩn bị cho HS làm quen với thi trắc nghiệm ngay từ học kỳ I.
THANH HÀ thực hiện
▪ Nỗi bức xúc mang tên "đồng phục" (09/09/2005)
▪ Hà Nội: 488,5 tỉ đồng cho cơ sở vật chất năm học mới (08/09/2005)
▪ ĐBSCL: Thầy sai chính tả, lớp trống bốn bề (08/09/2005)
▪ Hà Nội: Trường THPT dân lập đầu tiên đạt chuẩn quốc gia (08/09/2005)
▪ Bỉ dành 75 học bổng cho SV Việt Nam (08/09/2005)
▪ Học viện mạng cấp khu vực thứ 2 của Cisco tại VN (08/09/2005)
▪ 130 triệu USD xây phòng học cho trẻ khó khăn (08/09/2005)
▪ Chăm sóc dinh dưỡng tại các nhóm trẻ gia đình (09/09/2005)
▪ Lời xin lỗi (09/09/2005)
▪ BULATS - hệ thống đánh giá tiếng Anh mới (08/09/2005)