Bộ trưởng Võ Hồng Phúc chia sẻ thêm nhiều ý kiến xung quanh chuyện đầu tư nước ngoài vào Việt Sau gần 1 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bộ trưởng đánh giá thế nào về sự hội nhập của Việt Nam? Tôi cho rằng sự hội nhập của Việt Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Việc thực hiện các lộ trình cam kết và khả năng giữ vững thị trường trong nước vẫn đảm bảo. Nhưng thưa ông, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết cơ hội của việc gia nhập WTO, điển hình là trong năm 2007, việc nhập siêu của Việt Tôi không nghĩ như vậy. Năm 2007, lượng đầu tư quá lớn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Thứ nữa, nhập siêu một số loại vật tư, nguyên liệu như phôi thép, phân bón, hóa chất, một số nguyên liệu may mặc... Một phần nữa mới do việc gia nhập WTO, thuế giảm nên hàng hóa vào nhiều hơn. Báo cáo Đầu tư thế giới (WIR) 2007 do Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil... Môi trường đầu tư Việt Nam từ năm 2007 trở đi thuận lợi hơn trước rất nhiều, đặc biệt là khung pháp lý cho môi trường đầu tư được hoàn thiện, minh bạch và thuận tiện. Theo WIR năm 2007, Việt Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, năm 2007 này Việt Nam thu hút khoảng 14-15 tỷ USD vốn FDI, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 12 tỷ USD. Trong đó vốn thực hiện xấp xỉ 6 tỷ USD. Tỷ lệ nhà đầu tư bỏ dự án là bao nhiêu? Tỷ lệ nhà đầu tư bỏ dự án không nhiều, chủ yếu do họ gặp phải rủi ro hoặc xác định dự án đầu tư không đúng mà chỉ có tiến độ thực hiện dự án chậm. Đặc biệt, các nhà đầu tư Nhật Bản tỷ lệ vốn cam kết ít nhưng vốn thực hiện bao giờ cũng cao hơn các nhà đầu tư thuộc các khu vực khác. Ngay từ đầu năm 2007, tín hiệu về thu hút đầu tư nước ngoài rất khả quan, có thể lên tới hàng chục tỷ USD. Đến thời điểm này, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào VN cũng đã cao hơn nhiều so với con số 10,2 tỷ USD của năm 2006. Lượng vốn này vẫn chưa đạt yêu cầu so với tiềm năng, thưa ông? Đúng vậy, số lượng các dự án xin đầu tư vào Việt Hiện nay Chính phủ đang phải giải quyết 2 vấn đề lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại, làm ảnh hưởng đến phát triển lâu dài của Việt Cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống đường cao tốc, giao thông đô thị, hệ thống cảng biển lớn, sân bay, đều yếu kém hơn so với các nước trong khu vực. Nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực qua đào tạo còn hạn chế. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội ngày hôm nay (22/10), đây cũng là 2 vấn đề trọng tâm mà Chính phủ phải giải quyết trong năm 2008 và những năm tới. Ông vừa nói, lượng vốn FDI đổ vào Việt Đúng là tỷ trọng giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản lượng chưa cao so với chuẩn chung của quốc tế, nhưng đã có sự thay đổi, tăng cao hơn so với những năm trước. Chẳng hạn, giá trị tăng thêm trong lĩnh vực công nghiệp của cả nước ước đạt khoảng 10,6% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 10,5% – 10,7%. Thưa bộ trưởng, có một số việc nổi cộm liên quan đến ngành kế hoạch đầu tư như vụ án Nguyễn Đức Chi (Khánh Hoà) và dự án 30 tỷ USD ở Thanh Hoá. Bộ KH&ĐT rút ra kinh nghiệm gì? Các tình tiết của cả vụ Nguyễn Đức Chi – Rusanka và dự án 30 tỷ USD ở Thanh Hoá càng ngày càng chứng minh rằng đó không phải lỗi của ngành kế hoạch & đầu tư. Bộ Kế hoạch & Đầu tư không có gì liên quan. Việt Dũng (thực hiện)
▪ "Kiên quyết xử lý những trường hợp đầu cơ" (22/10/2007)
▪ Người tiêu dùng Việt tin nhiều vào quảng cáo (22/10/2007)
▪ Thuê “Tây” làm giám đốc (22/10/2007)
▪ Wimax đã có chỗ đứng cạnh 3G (22/10/2007)
▪ Chứng khoán đầu tuần “đuối sức” (22/10/2007)
▪ “Lên sàn” tìm chồng (20/10/2007)
▪ Căn hộ Vista tăng 1.200 USD mỗi m2 ngay trong ngày (20/10/2007)
▪ Sẽ cổ phần hoá Vietnam Airlines (20/10/2007)
▪ Wal-Mart thu hồi bộ đồ chơi hình con thú (20/10/2007)
▪ Chứng khoán cuối tuần “xanh” trở lại (19/10/2007)