Dừa sáp cao giá, nhưng khó trồng... Trong cái xóm Bình Hưng (xã Thành Công, huyện Gò Công Tây - Tiền Giang), dừa là mỹ phẩm của mẹ tôi. Mà không! Của cả cái xóm này mới đúng. Những bữa trưa, dì Tám, chị Hai, mợ Sáu... ráp nhau nạo dừa, vắt nước cốt cho vào cái chảo to tướng để thắng dầu. Cái công đoạn quen thuộc này kéo dài cả buổi. Tôi kiên nhẫn bắc ghế ngồi chụm lửa riu riu, chờ sữa dừa trong dần vón một lớp mà mẹ tôi cứ gọi là "cứt dừa". Vậy mà mấy chị em tôi cứ đòi cho bằng được "cứt dừa", để nguội lấy muỗng múc đầy cho vào miệng, béo tới óc o. Còn mẹ và các chị tôi thì chỉ cần cái tinh tuý để bôi lên tóc. Cái suối tóc mượt mà có lẽ nhờ mỹ phẩm trời cho này. Ông Tín hái mấy trái dừa sáp, đưa ngang tai, lắc mạnh như thể có thể nghe được tín hiệu ẩn chứa trong mỗi trái dừa. Lắng tai nghe một hồi, chọn hoài... mới có được một trái rám, bổ đôi trái dừa - một lớp nhựa trắng trong ngần tươm ra như mật. Cơm dừa xốp , mềm mại, lấy muỗng nạo từng lớp cho vào ly, cho tí sữa vào ướp lạnh. Hai Tín bật cười nói: "Ngon như kem trên "niết bàn". Tui còn nghe ở Philippines, ăn dừa sáp này tốn 10 USD/trái. Nhưng khổ nổi chỉ có Cầu Kè là trồng được loại này thôi. Ra khỏi Cầu Kè thì y như những loại dừa khác. Dừa sáp biến mất. Sự huyền bí từng thách thức dân làm khoa học. Năm 1999, tiến sĩ Hoà, chuyên gia của Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu nghiên cứu dừa sáp. Sau này, Viện Nghiên cứu dầu thực vật dùng phương pháp cấy phôi hi vọng sẽ mở ra triển vọng mới cho cây dừa sáp sau 100 năm hiện diện ở Cầu Kè. Dừa sáp, cũng như giống dừa xiêm khác, tương truyền do vị sư Cả trụ trì chùa lớn ở thị trấn Cầu Kè mang từ bên Xiêm về. Từ từ lan rộng ra ấp Chông Nô I, II, III... Cuộc dâu bể thăng trầm, dân Cầu Kè lại đốn bỏ. Đến khi có giá, may thời còn lại 1.000 cây. Chừng ấy dừa sáp đang nuôi một ý tưởng làm dầu ăn công nghiệp. Người ta tính năng lực sản xuất trong nước hiện thời chỉ đủ cung cấp 3 lít dầu/năm/người. Mỗi năm, dân châu thổ xài 50.000 tấn dầu ăn/năm. Lấy dừa sáp làm dầu ăn được quá đi chứ? Người ta lại tính coi trên đất châu thổ có bao nhiêu loại cây có dầu? 120.000ha dừa ở đồng bằng được đặt lên bàn giấy, hơn 9.000ha mè, 18.000ha đậu nành và trên 1.500ha đậu phộng, tính tới 800.000- 900.000 tấn cám nếu xay xát hết 18 triệu tấn lúa theo niên vụ. Tính cả sức chế biến của các nhà máy và cả thị trường dầu cọ được nhập khẩu từ nước ngoài về để thoả mãn nhu cầu năm, bảy trăm ngàn tấn mỗi năm. |
▪ VN và Thái Lan hợp tác phát triển chất lượng gạo (08/05/2006)
▪ Sơ kết chương trình hợp tác phát triển KT-XH Đắc Lắc - TPHCM (08/05/2006)
▪ Nên dạy tiếng Arập cho lao động đi Trung Đông (08/05/2006)
▪ Hội thi tay nghề Toyota 2006 (08/05/2006)
▪ Đánh thức thị trường sóng di động vùng biên giới (08/05/2006)
▪ DN chế biến - xuất khẩu hạt điều: Nguy cơ thua lỗ treo trước mắt? (08/05/2006)
▪ Thiết bị đấu trộn gạo sắt (08/05/2006)
▪ Thanh Hoá: Lần đầu tiên thanh toán điện tử liên kho bạc (06/05/2006)
▪ TPHCM: Đề nghị chấp thuận 2 đơn vị đầu mối nhập khẩu đường (06/05/2006)
▪ TPHCM: Công nhận thêm 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực (06/05/2006)