1001 kiểu tham nhũng
Kết quả điều tra cho thấy: "Có trên 40% công chức ở 3 Bộ được hỏi cho biết họ đã chứng kiến người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc dể buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc quà biếu".
Ở địa phương, cũng có 34,2% cán bộ công chức đã gặp hành vi này, đạt tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến phổ biến hành vi sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ cho gia đình (33,5% người được hỏi chứng kiến), bố trí, đề bạt, tuyển dụng người không đủ tiêu chuẩn đề vụ lợi (26,5%); gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen (24,6%)…
Về thủ đoạn tham nhũng, 56% cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỏi cho biết, kẻ tham nhũng chủ yếu sử dụng phương thức kéo dài thời gian - một trong những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tiếp đến: không có hướng dẫn cụ thể, cố tình soi xét, bắt lỗi (44,7%); bám vào các quy định không rõ ràng, bắt bí DN (tỷ lệ 38,8%)… Đối với người dân, số người ‘không nhớ, không biết’ về thủ đoạn ‘bòn rút’ chiếm tới 49,2%.
Người gợi ý nộp thêm tiền ngoài quy định nhiều nhất là trợ lý, thư ký (ý kiến đồng tình chiếm 42,5%), sau đó đến người nhà như vợ, con… (41,3%). Không ‘chịu thua kém’ mấy là người đứng đầu cơ quan (40,5%)…
Nếu không tham nhũng - sẽ bị loại?
Kết quả điều tra: "Tảng băng" tham nhũng đã nổi gần hết! "Qua cuộc điều tra này, "tảng băng" tham nhũng đã nổi lên gần hết!" Trưởng nhóm điều tra tham nhũng trả lời báo giới.
Ngay công chức cũng có tới 38% hoàn toàn đồng ý rằng "do bè cánh, nếu ai không tham nhũng sẽ bị loại ra". Nếu đồng ý một phần thì tỷ lệ này lên đến 69,1%. Có tới 21,8% cán bộ công chức cho rằng trong năm qua đã chứng kiến hiện tượng cấp trên bao che, bảo lãnh cho người vi phạm. Tương tự, 24,6% chứng kiến các quan chức gọi điện, viết thư tay can thiệp vào các vụ việc nhằm giảm nhẹ hoặc gỡ tội cho kẻ vi phạm.
"Tham nhũng hiện nay rất tinh vi! Người tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, trình độ cao, am hiểu pháp luật nên hành vi của họ được che chắn kín đáo và rất khó phát hiện. Gọi điện, thư tay nếu dẫn đến hành vi tham nhũng bị phát hiện thì tác giả của những cú điện thoại, thư tay vô can vì về mặt hình thức, gọi điện, thư tay không phải là văn bản pháp lý. Về nội dung. đương nhiên họ đủ trình độ để viết làm sao cho đạt được mục đích nhưng tránh né được pháp luật". Báo cáo kết quả điều tra chỉ rõ.
Tính chất trắng trợn của hành vi tham nhũng còn thể hiện ở chỗ: Người nhận hối lộ không cần che giấu. Họ nhận cả của người thân quen để giải quyết công việc nào đó, tức là không sợ tố cáo, không cần che dấu địa chỉ, danh tính của mình. Mối quan hệ giữa người đưa và nhận hối lộ, theo điều tra, 37,25% người trả lời rằng họ biết nhưng không phải người quen, hơn 13% cho biết là người quen với anh em, bạn bè hoặc người quen lâu năm.
Những lĩnh vực thuộc hàng "top ten" tham nhũng
Đánh giá của các nhóm xã hội cho thấy: 10 cơ quan bị ‘bầu chọn’ là tham nhũng phổ biến nhất xếp theo thứ tự: nhà đất, hải quan, công an giao thông, cán bộ tài chính, thuế, cơ quan quản lý hoặc các đơn vị trong ngành xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng, y tế, cơ quan kế hoạch đầu tư, cơ quan quản lý hoặc đơn vị trong ngành giao thông, công an kinh tế.
Nếu có người đưa hối lộ thì ông bà xử lý ra sao? Hỏi điều này, chỉ có hơn một nửa một cán bộ, công chức trả lời không nhận (từ chối khéo là 42%, từ chối và tố cáo 11%). Vẫn còn một nửa, 47% số cán bộ công chức nhận hoặc lưỡng lự, tức là chưa kiên quyết, dứt khoát, nói "không" với tệ hối lộ! Trong đó, 6,4% nhận hối lộ ngay, vì xem đó là chuyện bình thường. 26,2% xử sự theo kiểu tuỳ từng trường hợp có thể nhận hoặc không; tức là 32,6% cán bộ công chức cho biết họ nhận và có thể nhận hối lộ nếu có người đưa.
Tham nhũng do tham, không do nghèo!
Kết quả điều tra cũng đã phản bác quan điểm tham nhũng do lương thấp. Tuyệt đại bộ phận những người tham nhũng là do lòng tham chứ không phải do thu nhập thấp hoặc nghèo đói. Theo đánh giá của cán bộ doanh nghiệp, chỉ có 0,93%, còn theo người dân chỉ có 1,2% người nhận tiền, quà của họ là nghèo. Điều này có nghĩa, đa số người tham nhũng có cuộc sống từ trung bình trở lên, thậm chí phần lớn là khá giả, giàu có.
Còn theo hiểu biết thực tế và đánh giá của nhân dân, 68,4% những người tham nhũng là để giàu và giàu hơn nữa, 30% là để nâng cao mức sống lên thành khá giả, chỉ có 1,6% là để thoát nghèo.
Trần Tiến
Ý kiến của bạn?
▪ HN, Đà Nẵng, TP.HCM: Nhiều phụ gia nguy hiểm trong thức ăn (30/11/2005)
▪ Đổi vợ và bi kịch của hai gia đình (30/11/2005)
▪ Tháng 11/2005: 1.135 vụ TNGT, chết 946 người (30/11/2005)
▪ Miền Bắc sắp đón đợt lạnh mới (30/11/2005)
▪ Sẽ bắn pháo hiệu báo bão và áp thấp nhiệt đới (30/11/2005)
▪ TP.HCM: Vẫn dùng thuốc cấm để diệt bồ câu?! (30/11/2005)
▪ Knorr Đảm xin gia hạn sửa sai (30/11/2005)
▪ Hồi hương bằng giấy thông hành, không cần hộ chiếu (30/11/2005)
▪ HN cải tạo chung cư: Căn hộ rộng hơn đến 1,7 lần (30/11/2005)
▪ Sông Hồng lại trơ đáy (30/11/2005)