Chiều 13/12, ông Nguyễn Trí Dũng, Phó giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động và du lịch (TLC), cho biết, vừa cử 2 cán bộ sang làm việc với Công ty Ngư nghiệp Ổn Phong (Đài Loan) để tìm hiểu thông tin, phối hợp tìm kiếm 4 thuyền viên Việt Nam mất tích trên tàu Ổn Phong 168.
Kể từ ngày tàu Ổn Phong 168 bị mất liên lạc tại vùng biển Nam Thái Bình Dương đến nay đã được hơn một tháng, phía chủ tàu đã thuê máy bay trực thăng và tàu đánh cá tìm kiếm. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, đến hôm nay, chủ tàu vẫn chưa có thông tin gì về chiếc tàu bị nạn, cũng như 14 thuyền viên trên tàu (trong đó có 4 người VN).
"Công việc tìm kiếm vẫn đang được chủ tàu tích cực triển khai. Họ nói cuối tháng 12 mới có thông báo chính thức về việc này. TLC đã thường xuyên thông báo tình hình cho gia đình nạn nhân. Việc giải quyết chế độ bảo hiểm cho gia đình phải chờ vào báo cáo chính thức của chủ tàu", ông Dũng nói.
Trong số danh mục nghề đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nghề thuyền viên có mức lương khá cao (khoảng 1.000 USD một tháng), nhưng gặp nhiều rủi ro nhất. Tháng 8 vừa qua, 4 thuyền viên làm việc trên tàu Chung Yi 218 (Đài Loan) đã bị bắt làm con tin ở Somalia. 4 tháng trôi qua, các con tin vẫn chưa được giải cứu.
Hiện, Việt Nam có khoảng 10 trong tổng số trên 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, được đưa thuyền viên đi làm việc nước ngoài.
Như Trang
▪ Giết mổ gia súc: “Mặt trận” chống dịch bị bỏ quên? (13/12/2005)
▪ Kinh hoàng nước sông, hồ Hà Nội (13/12/2005)
▪ Quốc hội đôn đốc Hà Nội quyết việc đăng ký xe máy? (13/12/2005)
▪ Đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thăm Việt Nam (12/12/2005)
▪ Quỹ Clinton cam kết hỗ trợ bệnh nhân AIDS Việt Nam (13/12/2005)
▪ Orbis, người bạn tin cậy của người khiếm thị Việt Nam (13/12/2005)
▪ Đưa trí thức trẻ về cơ sở ở Khánh Hòa (13/12/2005)
▪ Chủ tịch Kayson Phomvihane, người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam (13/12/2005)
▪ Thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 20 năm đổi mới đất nước” trên internet và qua điện thoại (13/12/2005)
▪ Đòn sốc Viettel! (13/12/2005)