![]() |
Cấm ô tô chỉ có 1 mình lái xe vào giờ cao điểm? Trong bản đề xuất giải pháp kinh tế - hành chính được trình tại Hội nghị bàn về các giải pháp hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân tổ chức sáng qua (22/11), Cục Đường bộ Việt - Tăng lệ phí đăng ký phương tiện mới bằng từ 30-50% giá trị phương tiện. - Thu phí lưu hành theo thời gian. Phương tiện lưu hành vào giờ cao điểm tại một số tuyến phố có mật độ giao thông lớn (từ 6h30-8h30 và 16h30 đến 19h) trong nội đô sẽ phải nộp một khoản phí theo ngày hoặc theo tháng với giá trị như sau: 20 nghìn đồng/ngày hoặc 500 nghìn đồng/tháng) đối với xe ô tô; Đối với xe máy là 10 nghìn đồng/ngày (200 nghìn đồng/tháng). Các khoản thu nêu trên hỗ trợ lại vào việc cấp vé đi xe buýt miễn phí cho một số đối tượng như học sinh cấp 3, sinh viên, cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân. - Giao Sở GTCC và Sở GD-ĐT thành phố nghiên cứu mạng lưới các trường mầm non, tiểu học để tổ chức xe buýt đưa đón học sinh đi học theo khu vực, giờ đưa đón từ 6h30-7h30 trên các tuyến để giải quyết việc đưa đón học sinh cho các gia đình. Trên xe buýt có giáo viên đi kèm để quản lý học sinh do các cháu còn nhỏ chưa thể tự mình tham gia giao thông. - Bắt buộc đi xe buýt và phương tiện công cộng đến trường đối với học sinh cấp 3 và sinh viên. Phát miễn phí vé đi xe buýt hoặc trợ giá đi xe buýt với các đối tượng này. Đặc biệt, để hạn chế xe ô tô cá nhân, Cục đường bộ đề xuất: “Trong giờ cao điểm cấm ô tô chỉ có 1 lái xe trên xe lưu thông trên đường tại một số tuyến phố”. Người dân sẽ “sốc”! Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục đường bộ Việt “Đã đến lúc phải ban hành những giải pháp mạnh, mặc dù trước mắt có thể tác động lớn đến người dân, dư luận xã hội phản ứng nhưng nếu không làm sẽ không thoát khỏi ùn tắc. Bởi đến năm 2014, TPHCM mới có tuyến Metro đầu tiên, Hà Nội dự kiến phải đến 2020 mới có tàu điện ngầm còn phát triển hạ tầng đường xá, cầu vượt, dãn dân ra khỏi nội đô cũng phải mất hàng chục năm nữa…” - ông Thanh nói. Trái với ý kiến của ông Thanh, nhiều chuyên gia có mặt tại Hội nghị lại tỏ ý lo ngại về những giải pháp do Cục Đường bộ đưa ra. Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GTVT) băn khoăn: “Hạn chế xe máy trong bối cảnh tàu điện ngầm, tàu điện trên cao chưa có, xe buýt còn nhiều bất cập như hiện nay thì người dân sẽ đi bằng gì?” Thậm chí, một chuyên gia trong ngành GTVT còn tiên đoán: “Những giải pháp mà Cục Đường bộ đưa ra rất khó thành công bởi sẽ không nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội”. Để lý giải cho nhận định này, chuyên gia này đặt câu hỏi: “Việc thu phí lưu hành theo giờ, phí đăng ký phương tiện liệu chúng ta có đủ quyền lực để thực hiện không? Xe ngoại tỉnh ra vào hàng chục nghìn chiếc mỗi ngày liệu có thể kiểm soát chặt chẽ được không?” Về vấn đề này, ông Võ Văn Vân - Phó Trưởng phòng CSGT - Công an TPHCM cho biết: Trước đây, TP đã nghiên cứu thực hiện với xe tải khi vào nội thành. Tuy nhiên, việc bố trí các điểm thu phí mới thực sự là “vấn đề”. Một giải pháp khác mà ông Vân đề xuất là hạn chế xe mô tô, xe gắn máy hoặc vẫn cho đăng ký mới nhưng phải có xe cũ chuyển vùng hoặc bị thải loại; tổ chức lại các tuyến đường bằng cách tạo ra nhiều đường một chiều, cấm rẽ trái. Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội ô tô Việt Dự kiến, ngay sau hội nghị này, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến và trình Bộ GTVT để có ý kiến cuối cùng về các biện pháp hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội và TPHCM. Phúc Hưng
▪ Bão số 7 “nhắm” thẳng vào Nam Trung bộ (22/11/2007)
▪ Mẹ nuôi dùng búa… dạy con (22/11/2007)
▪ Đất cấp sai thẩm quyền cũng sẽ có "sổ đỏ" (22/11/2007)
▪ Hà Nội: Rơi từ tầng 4, một cô gái Hàn Quốc tử vong (22/11/2007)
▪ Nhà hàng tại Vườn thú Hà Nội: Chưa dỡ cũ, đã mở mới (22/11/2007)
▪ Huế: Sạt lở hơn 15km đường quốc lộ (21/11/2007)
▪ Sẽ di dời gần 100 hộ dân bản Pục và Méo (21/11/2007)
▪ Nổ bình bia hơi 300 lít, sập nhà hàng xóm (20/11/2007)
▪ “Có thể sẽ thí điểm mở casino” (20/11/2007)
▪ Rừng “chết mòn” vì dân săn cây cảnh (19/11/2007)