(VietNamNet) - GS Văn Như Cương trong buổi tọa đàm với các trí thức trẻ, thành viên của CLB Thủ khoa Hà Nội ngày 18/11 đã cho biết như vậy. Thành viên tham gia CLB Thủ khoa đa phần là những giảng viên trẻ đang giảng dạy, công tác tại các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội nên buổi tọa đàm nhanh chóng biến thành cuộc gặp gỡ thân tình, ấm áp trao đổi những bí quyết truyền thụ lòng yêu nghề, trăn trở về vai trò của nhà giáo và các trí thức trẻ trong giai đoạn hiện nay...
![]() |
GS Văn Như Cương: "Lâu nay, các bạn trẻ cứ miệt mài đi học là để kiếm một mảnh bằng tốt nghiệp loại tốt rồi nhanh chân xin vào một chân biên chế trong bộ máy nhà nước. Thế là yên phận...(Ảnh: Phạm Hải - Anh Dũng) |
"Các bạn nên gọi thầy Cương" thay vì "giáo sư". Vì "giáo sư" là theo chức danh, nhằm bày tỏ thái độ kính trọng. Phải là "thầy" mới diễn tả được hết sự trân trọng, quý mến", GS Văn Như Cương hóm hỉnh mở đầu.
Vũ Ngọc Thương, giảng viên trường CĐ Xây dựng Hà Nội: Dư luận xã hội đánh giá rằng, đạo đức người thầy ngày nay hình như đang bị xuống cấp dần, rằng "thầy" thì ít mà "giáo viên" thì nhiều". GS nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
GS Văn Như Cương:
Trong cơ chế thị trường, thầy giáo không phải là một ông Thánh, điều quan trọng là mỗi giáo viên phải phấn đấu với riêng mình để không ngượng khi được người khác gọi là Thầy". Xã hội cần phải quan niệm lại về người thầy sao cho đúng chuẩn mực. Bởi, so với các nghề khác, làm nghề giáo không có nhiều cơ hội để tham nhũng.Vũ Ngọc Thương: Vậy thì vấn nạn dạy thêm liệu có phải là nguyên nhân chính để học trò và xã hội lên án đạo đức người thầy?
GS Văn Như Cương: Điều này sẽ không có gì sai trái nếu đó là yêu cầu xã hội chính đáng. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế tìm mọi cách để con cái được nâng cao thêm kiến thức ngoài trường học. Và họ chủ động tìm mời gia sư.
Tất nhiên, cần phân biệt rõ 2 khái niệm: "mời thầy" và "thuê thầy". Có vị phụ huynh lắm tiền nhiều của đến đặt thẳng vấn đề muốn thuê tôi về dạy Toán cho con họ, trả bao nhiêu cũng được. Tôi chỉnh lại ngay, "có mời, tôi cũng chưa chắc đã nhận lời, huống hồ là thuê".
Làm chuyển biến quan điểm xã hội đối với chuỵên thuê mướn, chuỵên dạy thêm, học thêm không phải là điều đơn giản. Tạo ra quan niệm sai lầm đó là do một bộ phận giáo viên đã ép HS đi học bằng những mánh khóe khác nhau như dạy trên lớp 50%, dạy trước mỗi bài kiểm tra...
Nguyễn Thanh Tùng, giảng viên khoa Toán Tin, ĐHSP HN I Hà Nội: Là một người tâm huyết với nghề, nhưng khi đứng trên bục giảng để dạy cho những người đang học để làm thầy, tôi có cảm giác nhiều sinh viên Sư phạm hiện nay không hề yêu nghề. Các bạn ấy chọn Sư phạm vì nhiều lý do, như được miễn học phí, do định hướng gia đình... Nhiều bạn trước khi vào trường rất yêu nghề nhưng đến lúc sắp tốt nghiệp lại cho rằng mình đã chọn nhầm trường. Vậy thì, những giảng viên ở các trường Sư phạm như tôi, phải làm gì để truyền lòng yêu nghề giáo cho các giáo viên tương lai? (Nhiều giảng viên trẻ trong buổi tọa đàm tỏ ý đồng thuận)
GS Văn Như Cương (đăm chiêu hồi lâu rồi thong thả): Các bạn hãy thể hiện lòng yêu nghề ngay trên chính bục giảng của mình. Truyền lòng yêu nghề bằng nhiệt tình với nghề của chính mình là con đường ngắn nhất để các giáo sinh tương lai có được niềm tự hào trở thành nhà giáo.
M
ỗi giảng viên phải biết tạo ra giá trị gia tăng cho mình bằng cách trang bị một kiến thức nền thật rộng bao quát nhiều lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội... Ngôn ngữ phải phong phú để bài giảng trở nên sinh động và linh hoạt.Năm 20 tuổi, tôi đã đọc hết tủ sách trong thư viện khoa Văn, nhiều hơn bất kỳ một giảng viên Văn khoa trẻ nào hồi đó. Và trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn tâm niệm, phải học, phải đọc liên tục, để ngôn ngữ và kiến thức luôn cập nhật, luôn mới.
Nhân đây, tôi cũng muốn phê bình một "căn bệnh" đang trở nên rất phổ biến trong đội ngũ giáo viên, đó là "bệnh ỳ", không có chí tiến thủ, đặc biệt với đội ngũ giáo viên phổ thông. Quen với chương trình, thuộc bài giáo án, hầu như không mấy giáo viên có ý thức bồi dưỡng, trau dồi để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức như ở các ngành nghề khác. Chuyên môn tốt, tay nghề giỏi là yếu tố quan trọng quyết định chỗ đứng người thầy trong mỗi HS và ngoài xã hội chứ không đơn thuần là chuyện "giáo đức" suông.
Lê Sử Năng, công tác tại Bộ Tài chính (chủ nhiệm CLB Thủ khoa): VN là đất nước có truyền thống hiếu học.Vậy quan niệm về chữ hiếu học ngày nay có gì thay đổi so với quan niệm truyền thống? Làm cách nào để tiếp tục duy trì được tinh thần hiếu học trong toàn xã hội?
GS Văn Như Cương: Ở nhiều vùng quê nghèo, các em vẫn miệt mài học tập bởi chỉ có học vấn là con đường duy nhất giúp các em thoát nghèo. Nhưng ngày nay, phải thay đổi quan niệm vốn có của chúng ta về hiếu học để phát huy đúng tinh thần của nó.
Lâu nay, các bạn trẻ cứ miệt mài đi học là để kiếm một mảnh bằng tốt nghiệp loại tốt rồi nhanh chân xin vào một chân biên chế trong bộ máy nhà nước. Thế là yên phận. Nếu có trót thi trượt ĐH cũng quyết ôn lò này, luyện lò kia để vào bằng được ĐH. Rồi mãi mãi bằng lòng với vai trò một người làm thuê.
Nhưng SV nước ngoài thể hiện tinh thần hiếu học theo cách khác hẳn. Họ học mọi lúc, mọi nơi và mọi thứ để làm ông chủ. Nếu có đi làm thuê cũng làm thuê với tâm thế chuẩn bị cho việc làm chủ. Nên họ biết học những gì cần thiết.
Rõ ràng, cũng là "tinh thần hiếu học", cũng là làm giàu cho bản thân và cộng đồng nhưng mục tiêu, phương hướng đặt ra khác nhau nên hiệu quả đạt được cũng khác nhau.
Ngọc Nhung (lược thuật)
Theo dòng 20/11:
![]() |
Có một thời "Hiến hoa Nhà giáo"
Cái tên gọi vui, ngộ nghĩnh và dễ thương ấy có từ lâu rồi, có lẽ từ thời đất nước còn bom đạn và khó khăn trăm bề. Thời ấy, thậm chí ở Hà Nội, nơi được xem là chơi hoa sành điệu, cũng không có nhiều hoa...Ấy vậy, vẫn có những dịp trọng đại, những dịp không thể thiếu hoa đối với xã hội hay trong cuộc đời mỗi người.
![]() |
Thầy giáo không phải công cụ thu tiền"
Càng ngày, vai trò của trẻ em càng được tôn trọng. Trong 60 năm nghề giáo, tôi rút ra một điều: “Đối tượng của giáo dục là con em mình, còn đối tượng của xã hội tạo điều kiện vật chất và tinh thần để làm được đúng chức năng của mình là thầy giáo. Thầy giáo không phải là công cụ thu tiền của học trò”. GS Dương Thiệu Tống cho biết.
Tiếng Việt ta nói "học hỏi". Vậy chưa hỏi là chưa học, đặc biệt ở ĐH. Hãy tham gia vào bài giảng bằng các câu hỏi của mình, thậm chí - hãy "cãi lại" (tôi để trong ngoặc kép) thầy cô, đương nhiên một cách lễ độ và có lý lẽ. Tôi đã trải qua những tình huống đó trong đời dạy học của mình, lại là dạy ở các lớp trường tư, nhiều học sinh cùng tuổi với thầy nên dám "ngang bướng" lắm (ngang bướng hợp lý).
![]() |
Nhà giáo: Xoay mình kiếm sống
Thu nhập ổn định từ cửa hàng ảnh kỹ thuật số đã giúp anh yên tâm làm nghề một cách trong sạch, thanh thản mà không sợ phá vỡ hình ảnh một người thầy: "Bất kỳ ai trong chúng tôi cũng muốn có một công việc như tôi, để khi lên lớp, không phải nghĩ nhiều đến chuyện tiền bạc".
![]() |
Tôi không nhớ năm nào, nhưng có lần Quốc hội bàn một đề án liên quan đến chính sách của nhà giáo và họ có đến phỏng vấn. Lúc đó, đời sống giáo viên cơ cực hơn bây giờ rất nhiều. Tôi đã nói: "Nếu như cuộc đời mình làm lại thì mình vẫn đi dạy học..." Tôi xác định, khó khăn của cuộc sống chỉ là tạm thời và khi đã vào nghề dạy học, đừng có nghĩ đến chuyện làm giàu.
"Bây giờ, người ta đánh giá con người qua bề ngoài quá nhiều. Những giá trị thầm lặng của người thầy đang bị xoá nhoà. Nhiều lúc tôi nhìn được ánh mắt thương hại của những người xung quanh. Nhưng bù lại, chúng tôi có được sự thương yêu, tin tưởng của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, nếu được đánh giá đúng những nỗ lực của mình thì chúng tôi vui hơn". Đó là tâm niệm của Lê Văn Anh, trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM.
![]() |
Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế
Năm 1974, anh là 1 trong 5 học sinh VN đầu tiên thi Olympic Toán quốc tế và giành Huy chương Bạc. 30 năm sau, ông là giảng viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Sư phạm HN kiêm Giám đốc “Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FPT”,
nơi quy tụ nhiều HSG quốc tế. Hiện tại, nhiều lần ông là trưởng đoàn VN thi HSG Toán quốc tế.
Vẫn làm thầy... khi tính mạng đe doạ
Không thư viện, Internet, cơ hội nghiên cứu, không biết chính xác thế giới đổi thay những gì, họ vẫn miệt mài thảo luận "5 cách cải thiện trường lớp là gì?’’
Ở bất kỳ thời đại nào, nghề nhà giáo vẫn không so bì được với nghệ sỹ về sự nổi tiếng, với doanh nhân về sự giàu có, với nhiều nghề khác về sự đủ đầy. Nhưng, cũng ít ai giàu có hơn những người thầy về tình cảm.
Mọi dòng sông lại đổ về với biển. 20/11 là dịp tỏ bày những tình cảm đẹp nhất tới thầy cô. Mời các bạn BẤM VÀO ĐÂY để gửi lời chúc tới thầy cô giáo (Lưu ý: để thuận tiện cho việc xử lý, các bạn gõ tiếng Việt có dấu).▪ Một gia đình có 7 giáo viên dạy giỏi (19/11/2005)
▪ Thổi hồn sáng tạo vào lớp học (19/11/2005)
▪ Thi hát tiếng Anh “Sing to learn” cho HS cấp 3 (19/11/2005)
▪ 20/11: Tấp nập đón huân chương (19/11/2005)
▪ Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế (19/11/2005)
▪ "Thầy giáo không phải công cụ thu tiền" (18/11/2005)
▪ 50 suất học bổng du học trung học (18/11/2005)
▪ "Chọn nghề giáo thì phải chấp nhận nghèo" (18/11/2005)
▪ Vẫn làm thầy... khi tính mạng đe doạ (19/11/2005)
▪ Thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ: Chuẩn bị như thế nào? (16/11/2005)