So với các doanh nghiệp khác, VNPT đang có lợi thế vượt trội vì giữ trong tay hơn một nửa kho tài nguyên số. Tuy nhiên, do phân bổ không đều, nhà cung cấp này đang đứng trước nguy cơ "cháy số" điện thoại cố định ở nhiều địa phương.
![]() |
Gọi điện thoại công cộng. (Bưu Điện) |
Theo quy hoạch kho số, trong dải từ 0 đến 9 dành cho điện thoại cố định, VNPT được cấp 6 đầu số gồm số 3, 5, 6, 7, 8, 9. 4 mã số còn lại thuộc về các doanh nghiệp và một số dịch vụ đặc biệt khác. Chẳng hạn, số 0 dành cho mã gọi đường dài quốc tế, số 1 dành cho các dịch vụ đặc biệt như: 1080, 1268... số 2 cấp cho hai doanh nghiệp mới gồm EVN Telecom, Viettel. Số 4 của Saigon Postel và Hanoi Telecom. Như vậy, với khoảng 6,7 triệu thuê bao cố định hiện có thì kho tài nguyên số dự trữ của VNPT vẫn còn khá dồi dào.
Tuy nhiên, dù tốc độ phát triển thuê bao ở nhiều tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn, song VNPT đã phải kiến nghị nâng dải số từ 6 lên 7 vì kho số bắt đầu cạn. Mới đây 3 tỉnh thành phố là Hải Phòng, Nghệ An và Đồng Nai đã xin phép được thêm số 3 vào sau mã tỉnh.
Theo Phó tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng, về nguyên tắc, với dải 6 số, mỗi tỉnh, thành đủ sức phát triển khoảng 1 triệu thuê bao. Tuy nhiên, trong dải số này lại phải trừ đi 200.000 số dành cho các dịch vụ đặc biệt như chăm sóc khách hàng, cứu hỏa, báo giờ... Do vậy, hiệu suất tối đa của mạng cố định tại các tỉnh, thành “gạn” lắm cũng chỉ được 60% (tương đương khoảng 500.000-600.000 thuê bao).
Ở mỗi tỉnh, trong tổng số 500.000-600.000 thuê bao này lại được khoanh vùng và đánh số cho từng khu vực quận, huyện, xã. Trong số này lại phân ra các dạng thuê bao gồm, thuê bao hiện có, thuê bao sẽ phát triển trong tương lai. Chính vì thế mới xảy ra tình trạng cùng một tỉnh nhưng có huyện, thị, mới chỉ dùng được 1/3 dải số được giao nhưng không ít địa phương lại rời vào cảnh "cháy số". Điều này có thể nhận thấy rất rõ ở thành phố Hải Phòng. Tính đến thời điểm này, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn mới đạt con số 230.000 thuê nhưng tỉnh này đã phải kiến nghị VNPT mở thêm dải số vì đã cạn.
Theo Phó giám đốc Bưu điện Hải Phòng Nguyễn Văn Dũng, điện thoại cố định dù không có thuê bao ảo như điện thoại di động nhưng lại có khá nhiều số nằm trong quy hoạch. Chẳng hạn, đầu số 829xxx đã phân cho huyện này thì dù không có khách hàng cũng không được chuyển cho vùng khác. Bởi nếu làm như thế các thuê bao hoạt động lộn xộn khó quản lý.
Ông Trần Mạnh Hùng dự đoán, tới đây nhu cầu người dân ngày một nhiều, tốc độ thuê bao phát triển nhanh thì nhiều tỉnh cũng sẽ phải mở thêm dải số. Theo ông, do kho tài nguyên số của mạng điện thoại cố định hạn hẹp nên nhà cung cấp buộc phải đổi số chứ không thể mở thêm một mã mạng mới như các thuê bao di động.
Hồng Anh
▪ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: Quyết định của EU là không công bằng (25/03/2006)
▪ Ngân hàng Đông Á: Ra mắt dịch vụ "Mở thẻ lấy ngay" (25/03/2006)
▪ Hầm chui M1 bị xô lệch do xe tải lưu thông? (25/03/2006)
▪ Đất treo, dân nhịn (25/03/2006)
▪ Thuê bao đăng ký mới S-Fone tăng kỷ lục (25/03/2006)
▪ Thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (25/03/2006)
▪ Xung quanh biểu thuế nhập khẩu ôtô cũ: Những phản ứng trái chiều (25/03/2006)
▪ Doanh nghiệp ma: Có sự tiếp tay của cơ quan cấp phép, thuế... (25/03/2006)
▪ DN "ma" móc túi Nhà nước: Cơ chế quản lý chưa theo kịp (26/03/2006)
▪ Nói tiếp về chặt, trồng? (25/03/2006)