Đồng bằng sông Cửu Long: Dầu tăng giá, tàu cá lao đao
Lay lắt trong "bão" giá: Ông Nguyễn Văn Kim - người có trên 40 năm gắn bó với làng tàu đánh cá ở Sông Đốc (Cà Mau) - cho biết: Khi mỗi lít dầu tăng thêm 400đ, coi như mỗi chiếc tàu phải tốn thêm 3-4 triệu đồng cho mỗi chuyến đánh bắt, thì cơ hội "kiếm cơm" càng mỏng manh hơn. Ông Phạm Văn Đức - Giám đốc Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau - cho biết: Hiện toàn tỉnh có 3.618 tàu đánh bắt hải sản, với tổng công suất là 243.223CV, bình quân mỗi chuyến ra khơi tiêu thụ khoảng 8 triệu lít dầu. Nếu tính theo giá mới, mỗi tháng đoàn tàu đánh cá ở Cà Mau tốn thêm gần 4,5 tỉ đồng. Theo tính toán sơ bộ, Kiên Giang có khoảng 7.000 tàu, Sóc Trăng 1.081 và Bạc Liêu là 897 tàu... thì mỗi tháng đoàn tàu khai thác hải sản ở ĐBSCL phải tốn thêm hàng chục tỉ đồng. Theo tính toán của cơ quan chức năng thì người gánh chịu cuối cùng ở đây lại là gần 130.000 ngư phủ đang làm việc trực tiếp trên tàu, đang là lao động chính của các gia đình. Theo ông, đó chỉ là giọt nước làm tràn chiếc ly, mà nổi bật nhất là chuyện thiếu đầu tư cho đầu ra, giá hải sản cứ liên tục giảm theo tỉ lệ nghịch với giá nhiên liệu. Chính sự bất cập trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đã góp phần quan trọng khiến cho giá hải sản trượt dốc. Là thủ phủ của nghề khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu và đã được trung ương đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cảng cá, nhưng đến nay Gành Hào vẫn chưa có nhà máy chế biến hải sản và bến cảng vẫn chưa thể đi vào hoạt động, con đường duy nhất dẫn về Giá Rai vẫn còn trong tình trạng cấm xe trên 3,5 tấn. |
▪ Tin kinh tế ngày 13.5.2006 (13/05/2006)
▪ Một số chương trình khuyến mãi tại Hà Nội (13/05/2006)
▪ Lấn cấn "lúa - tôm" (13/05/2006)
▪ Khai trương Trung tâm Toyota Mỹ Đình (12/05/2006)
▪ Tạm dừng bán nhà quy đổi ra vàng (12/05/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 12.5 (12/05/2006)
▪ Hãng hàng không hoàng gia Brunei mở đường bay đến TPHCM (12/05/2006)
▪ Bình Dương: "Đại phẫu" hàng loạt dự án khu dân cư (12/05/2006)
▪ Vẫn tồn đọng 15 container ắcquy chì phế thải (12/05/2006)
▪ Nhập khẩu ôtô cũ: Những phản ứng trái chiều (12/05/2006)