Dự kiến tăng giá điện từ 1.7.2006: Các "đại gia" lại ta thán! H. Quân- T.H.T Tổ công tác liên ngành do Bộ Công nghiệp chủ trì vừa hoàn thiện phương án tăng giá điện trình Chính phủ phê duyệt (dự kiến thực hiện từ 1.7). Mặc dù được coi là phương án "trung dung" các lợi ích (người bán - người mua - nhà nước), nhưng các "đại gia" lâu nay xài điện lớn vẫn không tránh khỏi ta thán!
Ông Phạm Thanh Hoàng - Phó Tổng giám đốc TCty Hoá chất VN (Vinachem) - phân tích: Hiện nay, rất nhiều sản phẩm của ngành hoá chất chịu ảnh hưởng bởi giá điện khiến giá thành đầu vào tăng. Cụ thể như sản xuất phân bón (đạm urê, super lân hay phân lân nung chảy...), giá điện chiếm từ 6-7% giá thành đầu vào, sản phẩm phốtpho vàng có giá điện chiếm tới 70-80% giá thành, rồi caosu để sản xuất săm lốp, hiện chúng tôi phải mua caosu sống nguyên liệu lên tới 40.000 đ/kg (chưa tính giá điện)... Nhưng đâu chỉ có giá điện, trước đó các sản phẩm cũng đã chịu một đợt tăng giá xăng dầu, rồi tới đây ai đảm bảo là giá điện không kéo theo các loại giá khác tăng, như than cũng đang rục rịch tăng sẽ càng khiến cho sản xuất của nhiều ngành không chịu đựng nổi. Trong khi chúng tôi đang phải nỗ lực giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh, giá thành đầu ra vì vậy không thể tăng theo giá đầu vào thì việc các chi phí đầu vào "đội lên" đã khiến tình hình kinh doanh của TCty thêm khó khăn. Hiện nay lãi suất của TCty rất mỏng, dư nợ tín dụng ngày một lớn. Còn theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN - lo ngại nhất là điện dùng cho việc nấu phôi thép, thời gian qua, rất nhiều nhà máy sản xuất phôi thép của các thành phần kinh tế đã và đang chuẩn bị đi vào sản xuất. Dự kiến năm tới sản lượng phôi thép sẽ tăng gấp đôi so với năm nay (khoảng 3 triệu tấn/năm, năm nay là 1,5 triệu tấn). Với mức tiêu thụ điện lớn như vậy mà bình quân giá điện lại tăng tới 20% thì kinh doanh phôi thép cầm chắc thua lỗ. Giá thép vừa mới nhích lên 8-8,2 triệu đồng/tấn do giá phôi NK tăng, nay lại tăng giá điện thì các DN chỉ có thể giảm lãi, chứ không thể tăng giá nữa vì thị trường sẽ không chấp nhận. Khó khăn lại chồng lên khó khăn. Tuy nhiên trước việc tăng giá điện dự kiến áp dụng từ 1.7.2006, chi phí tiền điện trong giá thành sản phẩm dệt may chắc chắn sẽ tăng ít nhất từ 5-7% và như vậy đồng nghĩa với việc chúng tôi lại phải tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" chứ không còn cách nào khác. Đáng nói hơn, nếu tăng giá điện từ 1.7 lại rơi vào thời điểm ngành giày chúng tôi đang vào vụ và hiện mỗi tuần chỉ trừ thứ 7 và chủ nhật là không làm đêm, những ngày còn lại các xưởng của chúng tôi đều phải làm việc trong giờ cao điểm. Chúng tôi phải vừa tăng lương công nhân và đang gánh chịu sự tăng giá của nhiều loại mặt hàng nữa, thế nhưng đơn giá gia công không tăng, vì thế càng lo. Muốn "sống" được chỉ có triệt để tiết kiệm. |
▪ 4 chiếc ôtô cao cấp cũ về Việt Nam (21/05/2006)
▪ Thị trường ĐBSCL trong tuần (22/05/2006)
▪ TP Huế: Không thể thiếu quy hoạch lâu dài (19/05/2006)
▪ Vì sao nhiều công trình trọng điểm bàn giao quá chậm? (19/05/2006)
▪ Công ty Vidamco tổ chức chương trình xuyên Việt (19/05/2006)
▪ Chính thức khởi công Nhà máy thuỷ điện Sông Bạc (19/05/2006)
▪ TPHCM: Hội chợ việc làm Hội Doanh nghiệp Pháp lần thứ hai (19/05/2006)
▪ Mua điện thoại, được tặng mỹ phẩm (19/05/2006)
▪ Hội chứng... gia hạn! (19/05/2006)
▪ Vàng, chứng khoán lại giảm giá (19/05/2006)