Sau nhiều năm thai nghén, sáng 26/3, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) chính thức chào đời. Đây sẽ là một tổ hợp bao gồm một công ty mẹ và nhiều công ty con, trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục, quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn.
![]() |
VNPT được kinh doanh nhiều lĩnh vực (Quản trị mạng) |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) và phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh doanh đa ngành. Mục tiêu của quá trình chuyển đổi VNPT sang Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nhằm tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó, điểm mấy chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong quá trình đổi mới quản lý, tạo điều kiện mới thuận lợi hơn cho các đơn vị thành viên đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh, thành lập Tập đoàn là một mốc quan trọng song mới chỉ là mở đầu, đòi hỏi ngành bưu chính viễn thông phải nỗ lực rất nhiều nhằm đảm bảo duy trì ổn định mạng lưới, hoàn thiện cơ chế tổ chức... Đồng thời, cần nhanh chóng lựa chọn những dịch vụ, giải pháp, công nghệ mũi nhọn, tập trung phát triển ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong giai đoạn 2006-2010 phải trình các phương án cổ phần hóa các đơn vị thành viên.
Theo quyết định của Chính phủ, ông Phạm Long Trận, Tổng Giám đốc VNPT giữ Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN. Ông Vũ Tuấn Hùng, Giám đốc Bưu điện Hà Nội là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn kiêm Tổng giám đốc. Ông Hoàng Thọ Thái, Phó tổng giám đốc VNPT là Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn. Các ông Trần Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc VNPT, Lý Kiệt, Phó Tổng giám đốc VNPT, Phan Hoàng Đức, Chủ tịch Công đoàn Bưu điện Việt Nam giữ chức Ủy viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. |
Sau khi chuyển đổi, Tập đoàn sẽ là một tổ hợp bao gồm một công ty mẹ và nhiều công ty con. Các đơn vị thành viên của Tập đoàn bao gồm: Tổng công ty Bưu chính VN, các Tổng công ty Viễn thông vùng I, II, III, các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ và các công ty do tập đoàn nắm trên 50% vốn điều lệ, các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông, công nghệ thông tin và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tập đoàn được phép kinh doanh các lĩnh vực đầu tư tài chính, vốn trong nước và nước ngoài, các dịch vụ viễn thông đường trục, viễn thông - công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, truyền thông, quảng cáo; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
Hồng Anh
Theo dòng sự kiện: |
VNPT được phép kinh doanh bất động sản (12/01) |
Hội chứng tập đoàn kinh tế (10/06/2005) |
Phê duyệt đề án thành lập tập đoàn bưu chính viễn thông (23/03/2005) |
VNPT trình đề án thành lập Tập đoàn bưu chính viễn thông (01/06/2004) |
Sẽ thành lập một số tập đoàn kinh tế (27/12/2002) |
Xem tiếp» |
▪ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: Quyết định của EU là không công bằng (25/03/2006)
▪ Ngân hàng Đông Á: Ra mắt dịch vụ "Mở thẻ lấy ngay" (25/03/2006)
▪ Hầm chui M1 bị xô lệch do xe tải lưu thông? (25/03/2006)
▪ Đất treo, dân nhịn (25/03/2006)
▪ Thuê bao đăng ký mới S-Fone tăng kỷ lục (25/03/2006)
▪ Thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (25/03/2006)
▪ Xung quanh biểu thuế nhập khẩu ôtô cũ: Những phản ứng trái chiều (25/03/2006)
▪ Doanh nghiệp ma: Có sự tiếp tay của cơ quan cấp phép, thuế... (25/03/2006)
▪ DN "ma" móc túi Nhà nước: Cơ chế quản lý chưa theo kịp (26/03/2006)
▪ Nói tiếp về chặt, trồng? (25/03/2006)