1. Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS đáng báo động. Đó là cảnh báo được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế về việc giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức từ 7 – 9/10 tại Hà Nội. Tham gia hội thảo có hơn 70 nhà khoa học, các quan chức chính phủ, nhà hoạch định chính sách… Từ 4 nước Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Myanmar. Các số liệu đưa ra tại Hội thảo cho biết, tính đến 30/9 Việt Nam có tới 55.225 người nhiễm HIV, trong đó có 8.238 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 4.507 người đã tử vong.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến HIV lây lan là do tiêm chích ma túy và sử dụng heroin khi có tới 85% số người nhiễm HIV/AIDS là người nghiện ma túy. Tương tự như vậy, các báo cáo của Trung Quốc, Indonesia và Myanmar cũng cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS ở các nước này là do tiêm chích ma túy, sử dụng heroin. Vì thế muốn ngăn chặn tốc độ phát triển HIV/AIDS tại 4 quốc gia trên cũng như nhiều nước khác ở khu vực Châu Á, cần giảm nhiều sự lây lan qua con đường tiêm chích ma túy.
Châu Á hiện là khu vực đứng thứ hai sau Châu Phi có số lượng và tốc độ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới với 6,6 triệu người nhiễm HIV/AIDS tính đến cuối năm 2001.
2. Trong hai ngày 24 và 25/10, tại Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra hội nghị nhóm công tác đặc biệt ASEAN về HIV/AIDS với sự tham gia của đại diện 10 nước thành viên. Ban Thư ký ASEAN, các tổ chức phi chính phủ và các nước lân cận đã hỗ trợ vốn cho các chương trình về kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS.
Hội nghị đã xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch ASEAN giai đoạn II (2002 - 2005) về HIV/AIDS đã được hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 7 tại Bru-nây tháng 11/2001 thông qua, trao đổi về những khó khăn và tồn tại trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS của các nước thành viên cùng những kinh nghiệm thiết thực về hợp tác trong lĩnh vực này ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế.
Hội nghị nhất trí tiếp tục triển khai các hoạt động phù hợp với kế hoạch ASEAN giai đoạn II nhằm hạn chế và phòng chống HIV/AIDS hiện đang có xu hướng tăng lên.
3. Mới đây một chiến dịch phòng chống và thông tin về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) đã được tổ chức trong trường học ở Dolisie, thành phố lớn thứ ba của Công-gô.
Hơn 50 học sinh và 30 giáo viên đã tiếp cận được với thông tun về phòng, chống HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chiến dịch này nằm trong khuôn khổ dự án phòng, chống HIV/AIDS trong các trường học ở Công-gô do chương trình quốc gia phòng, chống AIDS phát động. Mục đích của chiến dịch là kêu gọi các giáo viên hãy trở thành các tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS và STD, đồng thời khuyến khích các em học sinh và phụ huynh tham gia vào chiến dịch này, để góp phần giúp đỡ các bệnh nhân AIDS ở Công-gô và một số nước Châu Phi khác.
Được biết, trước đó, một chiến dịch phòng, chống AIDS tương tự cũng đã diễn ra ở Brazzaville và đã có tác động rất lớn.
▪ Heroin, AIDS lên web (08/04/2003)
▪ Bom nổ chậm của Châu Á (13/10/2002)
▪ Ngày Thế giới Phòng chống AIDS: Các tổ chức sức khoẻ thế giới đặt mục tiêu chống AIDS (01/12/2003)
▪ Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1.12: Châu Á có nguy cơ theo gót Châu Phi (01/12/2003)
▪ "Tảng băng chìm" HIV/AIDS đang bắt đầu nổi lên (25/11/2003)
▪ Tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên: Hậu quả của sự "tế nhị" (10/07/2003)
▪ "Du lịch tình dục trẻ em" đã tràn sang VN (02/07/2003)
▪ Những đứa trẻ trong vòng vây tội lỗi (18/01/2003)
▪ Báo động lây nhiễm HIV/AIDS (13/01/2003)
▪ AIDS - mối đe dọa lớn cho sự ổn định toàn cầu (28/11/2002)