![]() |
Các bác sĩ tại bệnh viện Thanh Nhàn đang tích cực điều trị cho bệnh nhân tiêu chảy cấp. |
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã có mặt tại 8 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình (Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình là 3 tỉnh mới xuất hiện dịch). Riêng tại Hà Nội: Tất cả các quận, huyện đã có người mắc và chiếm tỷ lệ bệnh nhân đông nhất là ở hai Quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp nhập viện đều đã qua cơn nguy hiểm. Theo BS Hải, 85% người bị tiêu chảy phải nhập viện đều do ăn mắm tôm. Với 25 trường hợp dương tính, đều có chung hiện tượng đi ngoài liên tục dạng "tháo cống", toàn nước trắng đục. Bệnh nhân Lê Thị Hà đang điều trị tại Viện cho biết (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: trưa 31/10, sau khi ăn bún đậu mắm tôm mua từ gánh rong, chị liền bị đau bụng, đi ngoài liên tục đến nỗi không kịp chạy, toàn nước trắng có bọt nhưng không có dịch nhầy và máu. Sau khoảng vài tiếng đi ngoài như vậy toàn thân chị mệt lả, bị chuột rút không đi nổi, người nhà phải cõng vào viện. Tính đến thời điểm cuối ngày 2/11 Bộ đã xác nhận 273 ca (15 ca ở ngoại tỉnh) nhập viện do tiêu chảy cấp. Trả lời câu hỏi của báo giới về việc ban hành phác đồ điều trị bệnh tả, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, khẳng định: Dịch bệnh được xác định từ nhiều nguyên nhân, để có câu trả lời chính xác cần có thêm thời gian và đó là nhiệm vụ của những cơ quan có chức năng. Bộ Y tế đã tính đến mọi khả năng bất thường trong đợt dịch này, trong đó có tính đến cả dịch tả. Nguyên nhân mắc bệnh của hai mẹ con chị Lê Thị Nga (Quận Hai Bà Trưng) thì lại do ăn lòng lợn chấm mắm tôm ở ngoài hàng cách đây 3 hôm. Khoảng 6 tiếng sau khi ăn, cả hai mẹ con chị đều bị sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Đến đêm thì cả hai cùng bị nôn kèm theo đau bụng đi ngoài liên tục ra nước trắng đục. Chỉ sau 2 tiếng như vậy hai mẹ con chị đã mệt lả, mắt trũng sâu, môi khô… Hai mẹ con chị Nga cũng đã được tiếp dịch truyền với khối lượng lớn nhằm hồi phụ nước và điện giải. “3 trường hợp này đều bị mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, nếu không kịp thời được điều trị, bổ sung nước kịp thời sẽ dẫn đến tử vong”, BS Hải cho hay. Được biết, mỗi bệnh nhân bị mắc tiêu chảy cấp phải nhập viện thường được truyền khoảng 12 lít dịch truyền/ ngày. Thậm chí có bệnh nhân phải truyền đến 20 lít dịch truyền/ngày. Trung bình mỗi ca bệnh phải nằm điều trị từ 7 - 10 ngày. Hiện, người nhà của những bệnh nhân nằm viện đều đã được uống thuốc dự phòng. Cán bộ Y tế xã, phường cũng đã làm công tác khử khuẩn nơi ở của các bệnh nhân. Tại Bệnh viện Đống Đa, thời điểm này có 38 bệnh nhân đang nằm điều trị bệnh tiêu chảy, trong đó 15 ca được xác định dương tính. Còn tại Bệnh viện Xanh-pôn cũng đã tiếp nhận trên 50 bệnh nhân nhập viện. Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia hiện đã tiếp nhận trên 160 người tiêu chảy phải điều trị. Theo kết quả soi phân tươi của Viện, đã có 108 ca có kết quả dương tính từng điều trị ở đây. Nhưng theo xét nghiệm sâu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến chiều 2/11, toàn miền Bắc có 50 ca bị tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó 37 ca ở Hà Nội. Bộ Y tế tăng cường kiểm tra VSATTP Chiều tối 2/11 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã cùng đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đi kiểm tra thực tế công tác giám, sát thực hiện VSATTP tại các xã, phường, trong đó có khu vực chợ Hôm - Đức Viên và một số tuyến đường xung quanh. Ghi nhận chung của đoàn kiểm tra là những người bán hàng trong chợ Hôm - ĐứcViên đã ý thức khá tốt vấn đề VSATTP, tất cả các hàng ăn trong chợ đều không còn sử dụng mắm tôm. Qua kiểm tra một số quán thịt chó gần khu vực này đoàn kiểm tra cũng xác nhận thực tế lượng người ăn đã giảm đi đáng kể. Mắm tôm không còn được sử dụng mà thay vào đó là nước mắm hoặc gia vị chanh ớt. Tuy nhiên vấn đề thực hiện VSATTP vẫn chưa được quán triệt, rau sống vẫn còn được sử dụng ở hầu hết các hàng, quán. Có một số quầy thịt chó bầy bán ngoài vỉa hè khi thấy đoàn kiểm tra đến mới vội vã đem tủ kính ra che hàng. Bộ trưởng đã nghiêm khắc nhắc nhở về ý thức giữ gìn vệ sinh thực phẩm đối với những quầy hàng chưa đạt yêu cầu về vấn đề che đậy thực phẩm, Bộ trưởng cũng đồng thời nhắc nhở các cửa hàng bán thực phẩm chín đặc biệt là các hàng bán thịt chó, lòng lợn luộc phải tuyệt đối giữ gìn VSATTP, không sử dụng mắm tôm, kể cả mắm tôm chưng cho đến khi có quy định mới. P. Thanh - Lan Hương
Khi nhập viện, chị Hà ở trong tìng trạng tụt huyết áp, mạch không kiểm soát được. Chị đã được các bác sĩ bổ sung 12 lít dịch truyền/ngày. Sau 2 ngày truyền dịch liên tục, hiện sức khoẻ chị đã ổn định và đã có thể ăn cháo do bệnh viện cung cấp.
▪ Hà Nội: Cháy nhà tại phố Cầu Đông, một cháu bé nhảy lầu vì sợ (03/11/2007)
▪ Mỏi mòn chờ xác mẹ yêu trở về (03/11/2007)
▪ Hàng trăm người dân hoảng loạn vì luồng khí lạ (03/11/2007)
▪ Thêm 3,9 tỉ đồng cho các nạn nhân sự cố cầu Cần Thơ (03/11/2007)
▪ “Nhà nước không thể cứ đền bù cho các ông làm sai” (03/11/2007)
▪ Rà soát địa chất toàn TPHCM sau hàng loạt sự cố sụt lún (02/11/2007)
▪ Bệnh nhân nhập viện vì tiêu chảy cấp tăng liên tục (02/11/2007)
▪ 21 “nghề” phải định kỳ luân chuyển cán bộ, công chức (01/11/2007)
▪ Cụ bà hơn 100 tuổi vẫn xâu kim vá lưới (31/10/2007)
▪ Mưa lũ lớn ở miền Trung, nhiều thiệt hại về người và của (31/10/2007)