Sự kiện này được coi như một mốc đánh dấu quan trọng cho nhiều đề án CNTT của Việt Nam, cũng như nhiều chương trình tin học hoá mang tầm vóc quốc gia, vùng miền. Phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Gia Khiêm nhấn mạnh: “Tính đến thời điểm này, năm 2005, tức là sau gần 5 năm triển khai nhiều chương trình CNTT lớn của Chính phủ, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều bất cập và nhiều mục tiêu cần làm rõ trong giai đoạn kế tiếp. Đây là dịp để chúng ta tổng kết, đồng thời đánh giá lại quá trình đã thực hiện, rút kinh nghiệm cho thời gian tới”.
Có tới hơn 50 bài phát biểu, tham luận tham gia tại sự kiện đã chứng tỏ sức hút và ý nghĩa quan trọng của nó. Nhiều chuyên gia cho rằng sự kiện có thể là cơ hội để nhiều đề án tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và xã hội cho việc triển khai giai đoạn tiếp sau.
Theo Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, mục đích của Hội thảo lần 3 này sẽ là nơi để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia VN trao đổi cùng nhau về những vấn đề nổi cộm của ngành CNTT-T trong nước hiện nay như: hiện trạng, khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm, các giải pháp và biện pháp để phát triển công nghiệp CNTT VN thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm theo tinh thần Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị đến năm 2010.
Sự kiện diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-9-2005.
MẠNH TRƯỜNG
▪ McAfee phát hành Internet Security Suite 2006 (09/09/2005)
▪ Phát hành bản beta của Firefox 1.5 (09/09/2005)
▪ Sony nâng cấp máy nghe nhạc Walkman gắn đĩa cứng (09/09/2005)
▪ Microsoft giới thiệu công cụ phát triển phần mềm mới (09/09/2005)
▪ Viettel đưa ra 7 gói cước ADSL (08/09/2005)
▪ Máy ảnh kỹ thuật số Zoom 7.1X và 5.1 Megapixel từ Ricoh (08/09/2005)
▪ Viettel Mobile đạt thuê bao thứ 1 triệu (08/09/2005)
▪ Gửi e-mail bằng tiếng Việt Unicode mà không vào cần hộp thư (08/09/2005)
▪ Samsung sẽ tung ra đầu đọc tương thích Blu-Ray lẫn HD DVD (07/09/2005)
▪ Apple sẽ tung ra ĐTDĐ nghe nhạc iTunes (07/09/2005)