Con gái tôi giải thích: mang hoa không thì cô giáo không vui, mang phong bì không thì vô duyên nên phải sắm lễ, bạn bè lớp con đã bàn kỹ rồi, ai cũng thế cả.
![]() |
Cách đây dăm năm, vào dịp này trong một lần về quê, tôi ghé thăm thầy giáo cũ. Nay thầy đã ngoài 70, tóc bạc, da mồi. Thầy không còn đứng lớp nữa nhưng kỷ niệm về một thời “trồng người” thì như vẫn còn nguyên. Như một người lái đò sang sông, thầy cô giáo không mấy khi nhớ hết học trò của mình.
Vào dịp đó, bất chợt có một cậu học trò cũ về thăm thầy là một sự kiện. Tôi thể hiện lòng thành của mình bằng một bó hoa hoa kèm theo một món quà nhỏ. Không dấu nổi niềm vui, mắt thầy rớm lệ. Tôi xúc động và rất hạnh phúc vì sau bao năm, đã làm được một việc nhỏ, đem lại niềm vui cho thầy giáo cũ của mình vào một ngày đáng nhớ. Cho đến bây giờ cảm giác hạnh phúc ấy vẫn còn nguyên.
Trong dòng chảy cuồn cuộn của cuộc mưu sinh, không phải lúc nào mình cũng thực hiện được điều mong muốn.
Ngày đầu tháng 11 năm nay, khi đưa tiền lương cho vợ, tôi nhận thêm thông báo: anh đưa em một triệu rưỡi nữa. Tôi tròn xoe mắt, có khoản gì ngoài kế hoạch vậy?. Vợ tôi giải thích: tháng này có ngày nhà giáo. Mỗi đứa có ba thầy cô cần phải đi. Thầy chủ nhiệm, thầy giạy toán, thầy dạy văn, đó là chưa nói đến thầy giáo cũ. Mỗi đứa mất khoảng năm trăm. Ba đứa vị chi là triệu rưỡi... Tôi đành lòng huy động khoản dự phòng còm cõi của mình vì lợi ích trăm năm.
Ngày cuối tuần con gái tôi ra lệnh: Bố chở con đến nhà cô giáo chủ nhiệm. Hỏi lý do, con gái tôi giải thích: vì nhà cô giáo ở quá xa nên con không thể tự đi một mình được. Dọc đường con gái tôi dừng lại ở hàng hoa, mua một bó khiêm tốn mất 30 nghìn. Một món quà lưu niệm giá tương đương, kèm theo một phong bì một trăm.
Việc lựa chọn quà lưu niệm mất khá nhiều thời gian khiến tôi sốt ruột. Hỏi: làm gì mà rườm rà thế? Con gái tôi giải thích: mang hoa không thì cô giáo không vui, mang phong bì không thì vô duyên nên phải sắm lễ, bạn bè lớp con đã bàn kỹ rồi, ai cũng thế cả.
Té ra là vậy, tình cảm với thầy cô giờ không còn là tuỳ tâm nữa mà đã được đồng phục hoá.
Lúc đến nhà cô giáo, phòng khách chật hẹp dường như bị len kín bởi hoa và học trò. Tiếp bố con tôi với vẻ bận rộn và mệt mỏi, cô giáo giải thích: Học trò các khoá anh ạ, các em rời trường đã lâu nhưng hầu như đều học ở Hà Nội cả nên ngày này thường đến thăm cô. Nhìn chồng hoa không dưới 100 bó khiến tôi không khỏi băn khoăn. 100 bó hoa đã mang lại cho cô giáo một niềm vui nhỏ trong khoảnh khắc, nhưng là gánh nặng của bao nhiêu người?
Trong cuộc mưu sinh này, có bao nhiêu bậc phụ huynh xông xênh, thanh thản mở hầu bao mà không không phải đắn đo? Bày tỏ tình cảm với thầy cô trong ngày nhà giáo là một truyền thống tốt, nhưng việc đồng phục hoá tình cảm sẽ là gánh nặng của không ít người. Niềm vui của người thầy sẽ khó trọn vẹn bởi lấn cấn sau những bó hoa học trò là những tình cảm đã bị đồng phục hóa.
Theo dòng 20/11:
![]() |
Có một thời "Hiến hoa Nhà giáo"
Cái tên gọi vui, ngộ nghĩnh và dễ thương ấy có từ lâu rồi, có lẽ từ thời đất nước còn bom đạn và khó khăn trăm bề. Thời ấy, thậm chí ở Hà Nội, nơi được xem là chơi hoa sành điệu, cũng không có nhiều hoa...Ấy vậy, vẫn có những dịp trọng đại, những dịp không thể thiếu hoa đối với xã hội hay trong cuộc đời mỗi người.
![]() |
Thầy giáo không phải công cụ thu tiền"
Càng ngày, vai trò của trẻ em càng được tôn trọng. Trong 60 năm nghề giáo, tôi rút ra một điều: “Đối tượng của giáo dục là con em mình, còn đối tượng của xã hội tạo điều kiện vật chất và tinh thần để làm được đúng chức năng của mình là thầy giáo. Thầy giáo không phải là công cụ thu tiền của học trò”. GS Dương Thiệu Tống cho biết.
Tiếng Việt ta nói "học hỏi". Vậy chưa hỏi là chưa học, đặc biệt ở ĐH. Hãy tham gia vào bài giảng bằng các câu hỏi của mình, thậm chí - hãy "cãi lại" (tôi để trong ngoặc kép) thầy cô, đương nhiên một cách lễ độ và có lý lẽ. Tôi đã trải qua những tình huống đó trong đời dạy học của mình, lại là dạy ở các lớp trường tư, nhiều học sinh cùng tuổi với thầy nên dám "ngang bướng" lắm (ngang bướng hợp lý).
![]() |
Nhà giáo: Xoay mình kiếm sống
Thu nhập ổn định từ cửa hàng ảnh kỹ thuật số đã giúp anh yên tâm làm nghề một cách trong sạch, thanh thản mà không sợ phá vỡ hình ảnh một người thầy: "Bất kỳ ai trong chúng tôi cũng muốn có một công việc như tôi, để khi lên lớp, không phải nghĩ nhiều đến chuyện tiền bạc".
![]() |
Tôi không nhớ năm nào, nhưng có lần Quốc hội bàn một đề án liên quan đến chính sách của nhà giáo và họ có đến phỏng vấn. Lúc đó, đời sống giáo viên cơ cực hơn bây giờ rất nhiều. Tôi đã nói: "Nếu như cuộc đời mình làm lại thì mình vẫn đi dạy học..." Tôi xác định, khó khăn của cuộc sống chỉ là tạm thời và khi đã vào nghề dạy học, đừng có nghĩ đến chuyện làm giàu.
"Bây giờ, người ta đánh giá con người qua bề ngoài quá nhiều. Những giá trị thầm lặng của người thầy đang bị xoá nhoà. Nhiều lúc tôi nhìn được ánh mắt thương hại của những người xung quanh. Nhưng bù lại, chúng tôi có được sự thương yêu, tin tưởng của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, nếu được đánh giá đúng những nỗ lực của mình thì chúng tôi vui hơn". Đó là tâm niệm của Lê Văn Anh, trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM.
![]() |
Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế
Năm 1974, anh là 1 trong 5 học sinh VN đầu tiên thi Olympic Toán quốc tế và giành Huy chương Bạc. 30 năm sau, ông là giảng viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Sư phạm HN kiêm Giám đốc “Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FPT”,
nơi quy tụ nhiều HSG quốc tế. Hiện tại, nhiều lần ông là trưởng đoàn VN thi HSG Toán quốc tế.
Vẫn làm thầy... khi tính mạng đe doạ
Không thư viện, Internet, cơ hội nghiên cứu, không biết chính xác thế giới đổi thay những gì, họ vẫn miệt mài thảo luận "5 cách cải thiện trường lớp là gì?’’
Ở bất kỳ thời đại nào, nghề nhà giáo vẫn không so bì được với nghệ sỹ về sự nổi tiếng, với doanh nhân về sự giàu có, với nhiều nghề khác về sự đủ đầy. Nhưng, cũng ít ai giàu có hơn những người thầy về tình cảm.
Mọi dòng sông lại đổ về với biển. 20/11 là dịp tỏ bày những tình cảm đẹp nhất tới thầy cô. Mời các bạn BẤM VÀO ĐÂY để gửi lời chúc tới thầy cô giáo (Lưu ý: để thuận tiện cho việc xử lý, các bạn gõ tiếng Việt có dấu).▪ Một gia đình có 7 giáo viên dạy giỏi (19/11/2005)
▪ Du học Mỹ: Góc nhìn của 1 TS quản lý giáo dục (20/11/2005)
▪ Thổi hồn sáng tạo vào lớp học (19/11/2005)
▪ Thi hát tiếng Anh “Sing to learn” cho HS cấp 3 (19/11/2005)
▪ 20/11: Tấp nập đón huân chương (19/11/2005)
▪ Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế (19/11/2005)
▪ Đoàn Việt Nam giành 4 huy chương bạc và đồng (20/11/2005)
▪ "Nghề giáo không có nhiều cơ hội tham nhũng" (20/11/2005)
▪ "Thầy giáo không phải công cụ thu tiền" (18/11/2005)
▪ 50 suất học bổng du học trung học (18/11/2005)