![]() |
Ảnh minh họa. |
“Sao con lại nói bạn thế?” - “Vì bạn ấy bắt bọn con đóng mỗi đứa 2.000 đồng bảo là để gây quỹ lớp nhưng khi chúng con muốn lấy ra để mua bim bim liên hoan thì bạn ấy lại bảo không còn đồng nào vì bạn ấy đã chơi điện tử hết”. Cũng theo lời kể của mẹ cháu bé thì các bạn trong lớp đã quyết định lên “tố cáo” với cô giáo rằng, bạn lớp trưởng tham nhũng. Nhưng, cô giáo lại xuề xoà bảo: “Chuyện vặt thôi các con, các con phải dành thời gian mà học đi chứ. Bé tí thế biết gì mà tham nhũng”. Và, điều tệ hại là sau câu chuyện này, cháu bé con chị Nhung lại có mong muốn được làm lớp trưởng để có “quyền” thu tiền của các bạn và tiêu cho việc của mình. Điều đáng nói là trong khi các em đã hiểu về tham nhũng thì giáo viên lại thờ ơ cho rằng tham nhũng là chuyện của người lớn, chuyện của xã hội. Tại hội thảo của Thanh tra Chính phủ và Bộ GD-ĐT về việc đưa chương trình giáo dục phòng chống tham nhũng vào nhà trường, nhiều hiệu trưởng đề nghị cho môn này vào dạy ngay từ bậc tiểu học. Nhưng các em sẽ học về khái niệm tham nhũng như thế nào là điều không dễ trả lời. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay, có một số ý kiến của hiệu trưởng đề xuất sẽ truyền tải khái niệm này bằng cách nêu các gương người tốt việc tốt trong việc chống tham nhũng vào bài học cho các em. Thực tế đã chỉ ra rằng, ngay cả khi ngành giáo dục chưa hề giảng dạy nội dung này trong nhà trường, ở bậc tiểu học, các em cũng đã có những cách hiểu, dù chỉ rất sơ khai về khái niệm “tham nhũng” như trường hợp con gái chị Phạm Nhung nói trên. Vì thế, đưa giáo dục phòng chống tham nhũng vào trong trường học, tới thời điểm này rõ ràng là rất cần thiết nhưng đưa thế nào và giảng dạy ra sao lại đang là vấn đề vô cùng khó. Bởi như phân tích của Thứ trưởng Phạm Vũ Luận, một mặt dư luận đang đòi hỏi phải giảm tải vì học sinh đang phải học quá sức; một mặt, chúng ta lại phải cố gắng tăng cường những kiến thức thiết thực như an toàn giao thông, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường... và bây giờ là giáo dục phòng chống tham nhũng. Việc phân bổ chương trình và quyết định có đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào trường học (đặc biệt là bậc tiểu học) hay không sẽ còn được các nhà giáo dục cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng có một điều, sẽ có những hậu quả đáng tiếc nếu ngành giáo dục và các thầy cô giáo xuê xoa trước những ý thích rất đỗi hồn nhiên của con trẻ rằng: thích được làm lớp trưởng để được “quyền” thu tiền... bỏ túi! M.M
▪ Sinh viên Pháp bãi trường (10/11/2007)
▪ Cô tân sinh viên bán vé số (10/11/2007)
▪ Người chống bệnh thành tích bị “đì” (08/11/2007)
▪ Những “kỷ lục” của xã hội hoá giáo dục (08/11/2007)
▪ Đào tạo theo tín chỉ ở các trường ĐH Mỹ (07/11/2007)
▪ Nhà trường cần theo kịp sự phát triển của học sinh (06/11/2007)
▪ “Săn” học bổng lớn (02/11/2007)
▪ Dạy trẻ bằng phương pháp đối thoại (01/11/2007)
▪ 9 năm đi học trên vai cha (01/11/2007)
▪ Cân cặp học sinh để phạt hiệu trưởng (01/11/2007)