Theo số liệu của Tổng cục thống kê, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3 đạt 3,1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả quý lên 8,569 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái. May mặc, dây và cáp điện, đồ gỗ... là những mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu mạnh nhất.
Chỉ tính riêng trong tháng 3, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD. Cộng dồn cả quý I, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 1,24 tỷ USD, tăng tới 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nối tiếp đà tăng trưởng của hai tháng trước, các mặt hàng gỗ, nhựa, dây và cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong tháng 3. Kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện trong tháng 3 đạt 60 triệu USD nâng tổng kim ngạch cả quý lên 151 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng gỗ cũng đạt kim ngạch 444 triệu USD trong quý I, tăng 21,5%.
Mặc dù bị tác động nặng nề của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da, giá trị xuất khẩu mặt hàng giày dép trong 3 tháng đầu năm vẫn đạt 816 triệu USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội giày dép VN, quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây về việc sẽ chính thức áp thuế bán phá giá đối với giày dép của VN sẽ đe dọa mục tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành trong năm nay.
Tuy thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của VN nhưng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong quý I tăng trưởng không đáng kể, thậm chí một số mặt hàng còn bị sụt giảm kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, lượng cà phê xuất khẩu của VN trong quý I giảm tới 21,1% so với 3 tháng đầu năm ngoái. Xuất khẩu hạt điều và lạc tiếp tục giảm, trong đó lạc giảm tới 83,4%.
Xuất siêu 56 triệu USD trong quý I
Trong 3 tháng đầu năm, cả nước vẫn phải nhập khẩu nhiều mặt hàng với tổng giá trị là 3,2 tỷ USD. Trong đó, xăng dầu, chất dẻo, giấy, vải, sữa và sản phẩm sữa, dầu và mỡ động vật là những mặt hàng VN vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Riêng mặt hàng xăng dầu, trong tháng 3, VN đã phải nhập 1 triệu tấn, tương đương với số tiền là 467 triệu USD. Tính chung cả quý, VN nhập 2,66 triệu tấn xăng dầu, trị giá 1,24 tỷ USD. Phải nhập khẩu nhiều nhất là dầu và mỡ động vật, với kim ngạch là 58 triệu USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong số 26 mặt hàng VN phải nhập khẩu, có tới 12 mặt hàng như sắt, thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu gỗ... không còn tăng cao như trước. Giảm kim ngạch mạnh nhất là sắt thép và ôtô, với các mức lần lượt là 48,2% và 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả quý I, VN nhập 8,513 tỷ USD hàng hóa so mức xuất khẩu là 8,569 tỷ USD. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm VN xuất siêu khoảng 56 triệu USD. Mới đây, Bộ Thương mại đã đề ra mục tiêu là VN sẽ xuất siêu vào năm 2010. Với kết quả này, có thể nói mục tiêu của Bộ Thương mại không phải là quá xa vời.
Hà Vy
▪ Quý I: Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 0,8% so với chỉ tiêu kế hoạch (28/03/2006)
▪ Hải Phòng: Buộc tái xuất chất thải công nghiệp trong vòng 15 ngày (28/03/2006)
▪ Lâm Đồng: Dịch hại trên cây trồng có nguy cơ bùng phát (28/03/2006)
▪ Đường sắt Hà Nội nâng cao chất lượng phục vụ hành khách (28/03/2006)
▪ Sốt sắng làm theo lệnh giả (28/03/2006)
▪ Tháng khuyến mãi tại TPHCM: Vẫn chưa như mong đợi (28/03/2006)
▪ Năm 2006: Hà Nội sẽ tiến hành sắp xếp, cổ phần hoá 43 DN (28/03/2006)
▪ Bằng mười hại nhau! (28/03/2006)
▪ Cà phê liên tục rớt giá (28/03/2006)
▪ Thực phẩm TP HCM tạm ngừng sốt giá (28/03/2006)