Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo Nghị định về xây dựng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang trình Chính phủ. Trong đó quy định diện tích sử dụng tối đa cho mộ mai táng một lần không quá 5m2 và diện tích sử dụng đất cho mỗi ngôi mộ cải táng không quá 3m2.
Thành phố Huế, bình quân mỗi ngôi mộ 50 m2
![]() |
Sống giữa những ngôi mộ trong nghĩa trang. Ảnh tinhthuong.net |
Một quan chức Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Từ 1990- 2004, diện tích đất nghĩa trang đã tăng từ 32.700 ha lên hơn 97.000 ha (tức là tăng gấp 3 lần và bình quân một người sống chịu thêm 12m2 đất nghĩa trang).
Trung bình mỗi năm cũng có hơn 45.000 người chết và mỗi ngôi mộ chiếm 10m2 (kể cả diện tích lưu thông, thoát nước, cây xanh...). 10 năm tới, đất nghĩa trang của Việt Nam phải lên đến 142.000 ha, gấp rưỡi hiện nay.
Trong khi bình quân đất ở của một người sống tại đô thị chỉ vỏn vẹn 12m2, nhưng tại thành phố Huế, bình quân đất cho mỗi ngôi mộ lên tới 50 m2, cá biệt có ngôi mộ tới 600 m2.
Việc tập trung đất sử dụng thành khu nghĩa trang hay chôn cất rải rác trên các thửa đất được phép trong làng, xã, thậm chí ngay trong vườn nhà, ruộng nhà ngày càng nhiều, chiếm những diện tích lớn và trở nên bất tiện đối với lợi ích cộng đồng (quy hoạch, vệ sinh...), gây lãng phí đất đai, tranh chấp cả với nhu cầu của những người đang sống.
"Thói quen địa táng vẫn ăn sâu trong đời sống tâm linh của người Việt", Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Hóa: giải pháp tối ưu
Luật Đất đai năm 2003 chưa khống chế quy mô kiến trúc mỗi ngôi mộ.
"Lâu nay các giải pháp chỉ mới tập trung vào việc hạn chế không gian chiếm dụng cho mỗi người chết, chúng ta lại chưa có định suất cho mỗi ngôi mộ. Đã đến lúc cần phải ban hành định mức (sàn tối đa) cho mỗi ngôi mộ", chuyên gia quy hoạch lên tiếng.
Xung quanh câu chuyện quy hoạch nghĩa trang, có người đã gợi ý về một số dự án xây dựng các nghĩa trang sinh thái tâm linh thành công viên. Hay có thể theo cách của Singapore quy tập và di dời những người đã khuất vào các khu chung cư cao tầng, với thiết kế thích hợp của một nhà mồ hiện đại, để dành đất cho sự phát triển...
Nhưng theo Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Có lẽ đối với người Việt Nam, phương thức thích hợp mang tính lâu dài và triệt để hơn cả là "hóa thân hoàn vũ", ông Quốc gợi ý.
Phương thức này đặc biệt phù hợp với những người theo Đạo Phật, vì sau đó tro xương được đưa lên chùa, đặt trong các bảo tháp nhiều tầng tận dụng chiều cao của tháp để trữ được nhiều lọ tro và sau một thời gian nhất định sẽ được "hóa" để tái sử dụng.
Quốc Chính
▪ Thi thể cuối cùng ở cầu Cần Thơ là anh Trần Văn Hơn (18/10/2007)
▪ Lật thuyền, đôi uyên ương sắp cưới tử nạn (18/10/2007)
▪ Kinh hoàng những sản phẩm làm từ… rác (18/10/2007)
▪ Muôn chuyện dại... tình (18/10/2007)
▪ Người dân vẫn “quên” cầu vượt bộ hành (17/10/2007)
▪ Hàng loạt cao ốc bị thanh tra vì “tiền trảm hậu tấu” (17/10/2007)
▪ Đưa được xác nạn nhân thứ 54 ra khỏi hiện trường (17/10/2007)
▪ Tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ cầu Cần Thơ (17/10/2007)
▪ Quảng Nam: Mưa lũ cuốn trôi hai thầy giáo (17/10/2007)
▪ Việt Nam thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an (17/10/2007)