Đại hội đồng Liên hợp quốc kỳ họp thứ 62 đã bầu Việt Nam là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009. Bằng lá phiếu, các nước thành viên LHQ đã bày tỏ sự tín nhiệm đối với Việt Nam trong việc tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.
Trong lịch sử của LHQ đã từng chứng kiến những cuộc bầu cử uỷ viên không thường trực HĐBA kéo dài tới 3 tháng với 155 vòng bỏ phiếu mà vẫn không bầu chọn thành công.
Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 62 này, với đa số phiếu tuyệt đối, ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên, một lần nữa, tại tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất thế giới, cộng đồng quốc tế lại bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong tiến trình phát triển chung.
Trong gần 2 thập kỷ qua, thực hiện chính sách “mở cửa” với tất cả các nước, sau khi quốc kỳ Việt Nam được kéo lên ở trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ở Geneva (Thuỵ Sỹ), lần này, quốc kỳ Việt Nam lại được xuất hiện trong phòng họp của HĐBA, cơ quan quyền lực cao nhất trong 6 cơ quan chính của LHQ.
30 năm gia nhập và đóng góp vào các công việc của LHQ, Việt Nam đã nhiều lần được bầu vào các vị trí lãnh đạo của nhiều cơ quan của LHQ, như Phó Chủ tịch Đại hội đồng, thành viên Hội đồng Kinh tế- Xã hội (ECOSOC), Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) …
![]() |
Việt Nam đã có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế |
Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc trở thành Uỷ viên HĐBA LHQ là một cơ hội tốt để trực tiếp tham gia xử lý các vấn đề hoà bình và an ninh quốc tế, qua đó khẳng định uy tín và vai trò của đất nước, nâng cao và bảo vệ được những lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh chính đáng của nước mình.
Trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với nguy cơ xung đột và khủng bố, nhiều cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới cũng như nhiều mối đe doạ phi truyền thống như biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường... Việt Nam sẽ tham gia giải quyết các vấn đề này của thế giới với cương vị mới đầy trọng trách là Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ.
Việt Nam được đánh giá cao bởi việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ. Trong vòng 10 năm, Việt Nam đã giảm được gần 60% số hộ nghèo (theo tiêu chuẩn quốc tế), tương đương với gần 20 triệu người, vượt trước thời hạn đề ra vào năm 2015.
Việt Nam luôn ủng hộ các nỗ lực nhằm cải tổ LHQ và hiện là một trong 8 nước đầu tiên trên thế giới được LHQ chọn để thực hiện thí điểm Sáng kiến "Một Liên hợp quốc".
Báo chí quốc tế cũng đánh giá cao sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam, coi Việt Nam là một "mô hình phát triển", là "Con Rồng Việt", và "Con hổ mới của châu Á''.
Giờ đây, vị thế Việt Nam đã khác và việc lần đầu tiên nhận trọng trách Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới các hoạt động ở LHQ cũng như các ứng xử mới trong quan hệ quốc tế.
Thế giới còn bề bộn bao việc cần LHQ giải quyết, và thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội để bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn về các vấn đề phức tạp này.
Kiến Văn
▪ Tên lửa Patriot của Mỹ tại Qatar "cướp cò" (17/10/2007)
▪ Palestine đòi Israel thả thêm tù nhân (17/10/2007)
▪ Putin ''cảnh báo'' phương Tây về việc tấn công Iran (17/10/2007)
▪ Cha mẹ Madeleine chấp nhận khả năng cô bé đã chết (17/10/2007)
▪ Phát hiện loài khủng long có chiều cao tương đương toà nhà 4 tầng (16/10/2007)
▪ Putin hoãn chuyến đi tới Iran do âm mưu khủng bố (16/10/2007)
▪ Interpol đã xác định được kẻ lạm dụng tình dục trẻ em (16/10/2007)
▪ Australia tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 24/11 (15/10/2007)
▪ Singapore xử người "trốn vé" trong bánh Boeing (15/10/2007)
▪ Phát hiện âm mưu ám sát Putin tại Iran (15/10/2007)