Olympic Việt Nam ra sân với những khó khăn trăm bề. Vừa phải đá trên sân đối phương, vừa thiếu đến 3 vị trí trụ cột trên hàng tấn công, gồm cặp tiền đạo Lê Công Vinh, Phan Thanh Bình và tiền vệ Nguyễn Vũ Phong. Có người nói, đội khách chấp hàng “ăn” và chỉ còn trông cậy vào hàng thủ.
Thế nhưng, khó khăn vẫn chưa chịu buông tha, trong buổi tập trước trận đấu, trung vệ Long Giang tái phát chấn thương, đành ngồi ngoài làm khán giả. Đó là chưa kể, với lý do “chụẩn bị” cho đội tuyển đá vòng loại World Cup 2010, HLV trưởng Alfred Riedl cũng ngồi nhà, giao gánh nặng trọng trách cho trợ lý Mai Đức Chung.
Với nhiều bất lợi như thế, không còn con đường nào khác, ông Mai Đức Chung đành bố trí lối chơi nghiêng hẳn về phòng ngự, theo đội hình chiến thuật 1 – 4 – 5 – 1 (trang phục toàn đỏ), với thủ môn Đức Cường (rất may vừa bình phục chấn thương vào giờ chót), hậu vệ Việt Cường, Xuân Hợp, Đại Đồng và Nhật Tân, hàng tiền vệ gồm Phong Hoà, Ngọc Điểu, Công Minh, Duy Nam và Mai Tiến Thành, còn trên hàng tấn công chỉ cắm mỗi mình Anh Đức, vốn kém duyên ghi bàn ở mấy trận trước.
Dù cửa vào vòng chung kết hầu như đã đóng lại, nhưng Saudi Arabia không muốn “xấu mặt” sân nhà và quyết tâm có được chiến thắng đầu tay. Họ dồn lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc, đặt hàng thủ đội khách vào thế chống đở liên tục. Bóng cứ “rót dầu” vào khu cấm địa Olympic Việt Nam và Đức Cường có dịp trổ hết tài nghệ.
Mãi đến phút 15, Việt Nam mới có cú sút đầu tiên về phía khung thành Saudi Arabia, nhưng Xuân Hợp thực hiện quả phạt trực tiếp quá thiếu chính xác.
Sau những phút đầu sôi động, cục diện trận đấu rơi vào buồn tẻ từ phút 30. Chính đội chủ nhà đã chủ động làm giãm nhịp độ trận đấu, nhằm kéo dãn đội hình đội khách và “dụ” đối phương ham tấn công, dâng lên cao, rời xa khung thành nhà, tạo khoảng trống chiến thuật. Tuy nhiên, các cầu thủ Olympic Việt Nam tuyệt đối tuân thủ chiến thuật do ban huấn luyện đề ra và cảnh giác trước các pha “biến tốc” bất ngờ hoặc những cú mở bóng dài, sâu vào khu cấm địa. Nhiều lần thủ môn Đức Anh đã xuất sắc băng ra phá bóng trước mủi giày tiền đạo Saudi Arabia, bảo vệ nguyên vẹn mành lưới đội nhà sau 45 phút giao tranh ở hiệp một.
Mang sang Saudi Arabia lực lượng chỉ 17 cầu thủ, nhưng có đến 3 thủ môn, nên ông Chung rất “tiết kiệm” trong việc thay người. Mặt khác, nhịp độ hiệp một không cao, các cầu thủ của ta cũng không mất nhiều sức và vốn đang kết hợp với nhau rất nhịp nhàng, nên ban huấn luyện cũng không vội có những thay đổi trong hiệp nhì. Anh Đức vẫn là “cánh chim đơn độc” trên hàng tấn công, còn phía sau anh là 5 trợ thủ còn quá non kinh nghiệm. Đành phải “liệu cơm gắp mắm”, các tuyển thủ Olympic Việt Nam siết chặt đội hình, tuân thủ tối đa chỉ đạo chiến thuật và cố gắng tìm 1 điểm trên sân khách.
Phút 53 và 55, Đức Cường hai lần phá hỏng các pha bóng tầm cao của đối phương. Dường như Saudi Arabia muốn khai thác điểm yếu trong các pha “không chiến” của hàng thủ Việt Nam. Mọi hy vọng đều trông cậy vào phong độ của thủ môn Đức Cường và cho đến phút 60, anh vẫn không phụ lòng người hâm mộ. Phút 61, trong pha phản công nhanh bên cánh trái, Xuân Tân vượt hàng hàng thủ Saudi Arabia, nhưng thay vì mạnh dạn đột phá, rồi tung cú sút, anh lại chuyền bóng ngang thiếu đà cho Anh Đức, để hậu vệ chủ nhà phá bóng ngay trong vòng cấm địa.
Đáng tiếc, khi thế trận đang có phần cân bằng thì lưới Olympic Việt Nam lại rung lên ở phút 65, sau pha tăng tốc nơi biên trái của Saleh Abdulla, vượt qua Quý Sửu rồi đặt đường chuyền ngang cho Alisalem Yousuf Mansour đặt lòng chính xác. 3 phút sau, Saleh đi bóng qua hàng thủ Olympic Việt Nam, rồi tung cú sút sệt rất căng, nhưng Đức Cường phản xạ tuyệt vời ôm gọn.
Đến nước này, ông Mai Đức Chung quyết định chơi 2 tiền đạo trên hàng công, khi tung Huỳnh Phúc Hiệp vào sân thay Công Minh ở phút 72. Thế nhưng, mọi nổ lực đều không xoay chuyển tình thế. Thậm chí, ở phút bù giờ cuối trận đấu, đội chủ nhà Saudi Arabia có dịp nhân đôi cách biệt do công của Alisalem Yousuf Mansour từ chấm 11m.
Kết quả các trận đấu khác:
- Bảng A: CHDCND Triều Tiên – Iraq 0-0; Lebanon – Australia 0-0.
- Bảng B: Syria – Hàn Quốc 0-0; Bahrain – Uzbekistan 2-0.
- Bảng C: Qatar – Nhật Bản 2-1 (Yun Aoyama ghi bàn phút 42 cho đội khách, Haidos phút 76 và Seddiq phút 90 ghi bàn cho chủ nhà).
Kết quả vòng loại Euro 2008:
- Bảng A: Kazakhstan – Bồ Đào Nha 1-2; Ajerbaijan – Serbia 1-6.
- Bảng B: Ukraine – Faroe 5-0; Georgia – Scotland 2-0.
- Bảng E: Nga – Anh 2-1.
▪ Hargreaves: Thế là quá đủ! (18/10/2007)
▪ 5 CĐV Anh bị thương nặng sau trận Nga - Anh (18/10/2007)
▪ Real hướng tới Olympics 2016 (18/10/2007)
▪ Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2007: Cuộc đua giữa Kaka và Messi (18/10/2007)
▪ Bồ cũ C. Ronaldo trước ống kính (18/10/2007)
▪ Brazil "nghiền nát" Ecuador (18/10/2007)
▪ Tiến bước và lùi bước (18/10/2007)
▪ Thắng muộn (18/10/2007)
▪ Phần thưởng cho những người xứng đáng (18/10/2007)
▪ 'Sư tử' Anh 'chết cóng' trên đất Nga (18/10/2007)