Hy vọng đưa Internet đến một nửa trong số 6 tỷ dân trên toàn thế giới qua Internet vào năm 2015 nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ đang gặp nhiều khó khăn do sự đóng góp đầy miễn cưỡng của các nước giàu tham gia hội nghị WSIS.
Những quốc gia này không tỏ ra hưởng ứng thành lập "Quỹ đoàn kết số" mà Tổng thư ký Kofi Annan phát động. Qua 3 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh xã hội thông tin (WSIS) tại Tunisia, số tiền thu về chỉ khoảng 8 - 9 triệu USD và người ta hoài nghi liệu có nước nào khác thực sự nhiệt tình quyên góp ngoài Pháp.
Trong lễ bế mạc, WSIS được tuyên bố đã "thành công tốt đẹp" nhưng viễn cảnh xây dựng một xã hội bình đẳng về thông tin và miễn phí "như khí trời" sẽ còn phải mất nhiều năm nữa. Nhiều nước nghèo hiện không có đủ nước và điện tiêu dùng. Tổ chức UNESCO ước tính khoảng 784,8 triệu người trên 15 tuổi không biết đọc hoặc viết, trong số này có tới hơn 2/3 là phụ nữ.
Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế Yoshio Utsumi thừa nhận Internet "như một sinh vật sống" vẫn đang chật vật tìm hướng đi và chặng đường dài phía trước đủ làm nản lòng bất cứ ai.
Nhiều liên minh phi chính phủ, tổ chức cá nhân, chính phủ và các tổ chức từ thiện như SchoolNet, Shuttleworth, Nokia và Wikimedia vẫn đang tiếp tục trang bị cơ sở hạ tầng cố định và không dây, phần cứng cũng như những kiến thức công nghệ khác cho các khu vực nghèo trên thế giới. Đại diện đến từ những quốc gia chậm phát triển cũng cam kết đẩy nhanh quá trình hoàn thiện "bộ tứ": giáo dục điện tử (e-learning), chính phủ điện tử (e-government), thương mại điện tử (e-commerce) và y tế điện tử (e-medicine).
Sự kiện gây chú ý trong hội nghị là màn trình diễn "laptop xanh" 100 USD dành cho học sinh, sinh viên. Theo Nicholas Negroponte, giáo sư viện RMIT (Mỹ), sẽ có hơn 100 triệu laptop tới tay các nước đang phát triển vào cuối năm 2006 hoặc 2007. Brazil, Thái Lan, Ai Cập và Nigeria là những ứng cử viên đầu tiên được đón nhận, bắt đầu từ tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau với ít nhất 1 triệu máy mỗi nước.
Ngoài chương trình phổ cập công nghệ, hầu hết thời gian diễn ra hội nghị xoay quanh câu hỏi liệu Mỹ có nên kiểm soát về mặt kỹ thuật với Internet không.
Thắc mắc này phần nào được giải tỏa nhờ với cam kết thiết lập diễn đàn quốc tế để xem xét và xử lý những vấn đề về tội phạm mạng.
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng hệ thống địa chỉ Internet riêng, không can hệ đến tổ chức tên miền quốc tế ICANN (Mỹ), nhằm địa phương hóa Internet và tạo điều kiện cho nước này có thể quản lý mạng tự do hơn.
Hội nghĩ đã kết thúc vào tối ngày 18/11, thu hút khoảng 18.000 người tham gia, trong đó có 5.782 đại diện đến từ chính phủ các nước.
T.N.
▪ Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin (20/11/2005)
▪ Thiết bị giải trí số cho trẻ em (21/11/2005)
▪ Laptop 100 USD sẽ được phân phối hàng loạt (19/11/2005)
▪ Sony giới thiệu dịch vụ điện thoại truyền hình VoIP (18/11/2005)
▪ Iomega công bố ổ đĩa cứng đa phương tiện (18/11/2005)
▪ Trung Quốc ứng dụng công nghệ bảo đảm giao dịch trực tuyến (19/11/2005)
▪ Công ty điện tử LG VN giới thiệu mẫu ĐTDĐ mới G262 (ảnh) ra thị trường Việt Nam (18/11/2005)
▪ Đại hội Hacker mũ trắng hướng đến giải pháp bảo mật (15/11/2005)
▪ Intel đưa công nghệ "ảo hóa" vào chip để bàn (15/11/2005)
▪ Sun công bố chip máy chủ có tám lõi xử lý (15/11/2005)