Được biết, tối trước hôm nhập viện, đầu bếp này ăn cơm tại gia đình, sáng hôm sau ăn sáng tại khách sạn và đến 14h cùng ngày có biểu hiện bệnh, phải nhập viện. Vấn đề đặt ra với các khách sạn có người nước ngoài là cần phát tờ rơi tuyên truyền về phòng tránh dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đối với họ. Trong trường hợp người nước ngoài có mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia hoặc Bệnh viện Việt-Pháp sẽ tiếp nhận bệnh nhân. Tuyệt đối không để họ xuất cảnh đi các nước khác nếu chưa chữa khỏi bệnh để tránh lây lan bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm... Từ ngày 25/10-8/11, tất cả các ổ dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn Hà Nội đã được xử lý bằng 3,5 tấn Chloramin B, trong đó có 264 ổ dịch xử lý lần thứ thứ 2; 50 ổ dịch xử lý lần thứ 3; thu gom gần 4 tấn mắm tôm; xử lý hơn 1 tấn mắm tôm không rõ nguồn gốc. Theo TTXVN
▪ 48 giờ “ngập” trong sự quan tâm của cô bé Mắt Trâu (09/11/2007)
▪ Bình Định: Cấp thuốc hết hạn sử dụng cho dân bị lũ lụt! (09/11/2007)
▪ Sẽ thay thế một số cán bộ sau vụ em Bình bị hành hạ (09/11/2007)
▪ Đĩa sex bán tràn cầu Sài Gòn (08/11/2007)
▪ Một cháu bé bị găm gần 40 mảnh bi trong người (08/11/2007)
▪ Học sinh vẫn “ngụy trang” để đi xe máy (08/11/2007)
▪ Việt Nam tổ chức đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 (08/11/2007)
▪ “TPHCM ngập sau mưa là đương nhiên” (07/11/2007)
▪ Hành lang an toàn lưới điện có đảm bảo? (07/11/2007)
▪ Nhiều thiệt hại về người vì còn chủ quan với bão lũ (07/11/2007)