![]() |
Giáo sư Ian Wilmut và cừu Dolly. (Ảnh: Bedfordresearch) |
Theo BBC, giáo sư Wilmut cho biết nhóm của ông đã họp và nhất trí phương pháp đang được nghiên cứu ở Nhật, tạo phôi người mà không cần lấy trứng, có nhiều tiềm năng hơn nên mọi nghiên cứu về sau ở Anh cũng sẽ đi theo con đường này. Theo ông Wilmut, phương pháp tế bào gốc do giáo sư Shinya Yamanaka, Đại học Kyoto, lãnh đạo nghiên cứu chẳng những có khả năng tốt hơn trong việc ứng dụng để cấy tế bào và mô riêng của bệnh nhân cho hàng loạt ca điều trị từ đột quị, nhồi máu cơ tim cho đến bệnh Parkinson, mà còn dễ được xã hội chấp nhận hơn về mặt đạo đức. Nhiều người cho rằng tuyên bố chấn động của giáo sư Ian Wilmut có liên quan với việc vài ngày trước, các nhà khoa học Mỹ đối tác với giáo sư Yamanaka cho biết vừa thành công trong việc biến đổi các tế bào da của người trưởng thành thành các tế bào dưới dạng phôi thai để đưa vào chính cơ thể người bệnh, giúp hạn chế các phản ứng đào thải. Giáo sư Wilmut cho biết phương pháp nghiên cứu này đã khiến ông "rất kinh ngạc và thích thú". Theo Thuý Tùng Tuổi trẻ
▪ Những tỷ phú hào phóng nhất thế giới (20/11/2007)
▪ Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ bị bắt (20/11/2007)
▪ Bangladesh: Số người thiệt mạng do bão Sidr có thể lên tới 10.000 người (19/11/2007)
▪ Chân dung người phụ nữ quyền lực nhất Pakistan (19/11/2007)
▪ Thủ tướng Nhật lần đầu thăm Mỹ (16/11/2007)
▪ Nạn nhân hiếp dâm tập thể bị kết án tù (16/11/2007)
▪ Nổ lớn tại Hạ viện Philippines, 3 người thiệt mạng (14/11/2007)
▪ Cô bé 8 chân tay ra mắt công chúng (14/11/2007)
▪ Putin ám chỉ giữ vững quyền lực sau khi mãn nhiệm (14/11/2007)
▪ Vụ điều tra cái chết của Công nương Diana: Bác sỹ đã nghĩ Công nương Diana sẽ sống (14/11/2007)